• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, Điểm Đến Không Thể Bỏ Lỡ

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 5/4/2024
    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh ở đâu? Vì sao Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh lại là điểm đến không thể bỏ lỡ? Tham quan bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là cơ hội để #teamKlook tìm hiểu về những thăng trầm lịch sử của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. 
    Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một kho báu lịch sử đầy cảm xúc, nơi dấu vết của những cuộc xung đột và kháng chiến trải qua hàng thế kỷ vẫn được bảo tồn. Những di tích và hiện vật tại bảo tàng là những bằng chứng sống động về các thời kỳ đầy biến động và khó khăn của Việt Nam. Khi bước vào bảo tàng này, bạn như đang bước vào một hành trình quay về quá khứ, để hiểu hơn về sự tàn phá của chiến tranh và biết ơn những người lính, người dân đã hy sinh cho nền độc lập quốc gia. 
    Trong bài viết này, Klook Vietnam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giá trị khi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi lịch sử hòa quyện với những câu chuyện về con người đầy lòng dũng cảm.

    Giới Thiệu Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Thành Phố Hồ Chí Minh 

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh: Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh
    Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập vào năm 1975, ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đất nước thống nhất lập lại hòa bình. Bảo tàng được xây dựng để tôn vinh những người đã hy sinh và cống hiến trong chiến tranh, và để tạo ra một không gian giáo dục về lịch sử, và trân trọng sự hòa bình. Là một tòa nhà với 3 tầng, bảo tàng này sở hữu diện tích sàn lên đến 4.522 mét vuông và không gian trưng bày ngoài trời 3.026 mét vuông. Tổng cộng, bảo tàng lưu trữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh. Mỗi khu vực trưng bày thường xuyên giới thiệu hơn 1.500 tài liệu và hiện vật theo các chuyên đề cụ thể.

    Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Ở Đâu?

    Bảo tàng tọa lạc tại địa chỉ 28 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là điểm đến dễ dàng tiếp cận và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

    Kinh Nghiệm Tham Quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Sài Gòn

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh:Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

    Hướng Dẫn Cách Di Chuyển Đến Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Sài Gòn

    Để đến bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, #teamKlook có thể lựa chọn đa dạng các phương tiện như:
    • Phương tiện cá nhân: bạn có thể chủ động hành trình di chuyển đến bảo tàng bằng cách đi theo đường Cộng Hòa hoặc đường Trường Chinh, sau đó quẹo vào đường Cách Mạng Tháng Tám và tiếp tục rẽ vào đường Võ Văn Tần để đến cổng vào bảo tàng. Sử dụng các app bản đồ trực tuyến hoặc GPS có thể giúp bạn tìm đường dễ dàng hơn.
    • Taxi, xe công nghệ: các dịch vụ taxi hoặc xe công nghệ như Grab, Gojek, Be,... cũng là lựa chọn thuận tiện và nhanh chóng để đến bảo tàng. Chỉ cần cung cấp địa chỉ, tài xế sẽ đưa bạn đến bảo tàng Chứng tích Chiến tranh một cách an toàn.
    • Xe buýt: di chuyển đến bảo tàng bằng xe buýt không chỉ giúp bạn tiết kiệm mà còn là cơ hội tuyệt vời để bạn ngắm nhìn cảnh quan thành phố. Bạn có thể chọn đi xe bus đến bảo tàng qua các tuyến số 14 (khởi hành tại bến xe miền Đông), tuyến số 06 (từ bến xe chợ Lớn), hoặc tuyến số 28 (từ chợ Bến Thành). Hãy kiểm tra lịch trình và điểm dừng gần nhất của các tuyến xe bus để lựa chọn tuyến đường phù hợp nhất.

    Giờ Mở Cửa Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Sài Gòn

    Bảo tàng mở cửa từ 7g30 đến 17g30 tất cả các ngày (bao gồm các ngày Lễ, Tết). Lưu ý rằng quầy vé đóng của lúc 17g00.

    Giá Vé Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Tham Khảo

    Giá vé tham quan bảo tàng là 40.000 đồng/người/lượt. Tuy nhiên, bảo tàng có nhiều chương trình hỗ trợ và miễn vé cho các đối tượng khách hàng như sau.
    • Giảm 50% phí tham quan: đối với trẻ em từ 6 - 16 tuổi, học sinh - sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng,...
    • Miễn phí tham quan: đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, hộ nghèo.

    Các Chuyên Đề Trưng Bày Ở Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

    1. Chuyên Đề “Thế Giới Ủng Hộ Việt Nam Kháng Chiến Chống Mỹ 1954 - 1975”

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
    Với hơn 100 bức ảnh và 145 tài liệu cùng hiện vật, chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975" là một bức tranh đầy màu sắc về sự đoàn kết của nhân dân trên toàn thế giới, bao gồm cả những người dân Mỹ, trong việc ủng hộ cuộc chiến tranh dân tộc của Việt Nam.
    Những bức ảnh và tài liệu, hiện vật trong chuyên đề này sẽ đưa bạn vào một hành trình đầy cảm xúc khi được xem lại những cuộc mít tinh, biểu tình, hội nghị, hội thảo, biểu ngữ cộng đồng,... của nhân dân từ khắp mọi châu lục. Bên cạnh những tài liệu này, bạn còn có cơ hội nhìn những kỷ vật được những cựu chiến binh Mỹ, những người đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam, tặng cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Điều này thể hiện sự kính trọng của họ đối với nhân dân Việt Nam và sự hối tiếc khi đã tham gia vào cuộc chiến tranh không chính đáng.

    2. Chuyên Đề “Hồi Niệm”

    Đây là một dự án do hai nhà báo ảnh người Anh, Tim Page và Horst Faas thực hiện. Với sự hỗ trợ của Thông tấn xã Việt Nam, họ đã tổng hợp một bộ sưu tập độc đáo gồm 275 bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt, những bức ảnh này được chụp bởi 134 phóng viên đến từ 11 quốc gia khác nhau, tất cả đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường ở Đông Dương.
    Trên từng bức ảnh, những phóng viên đã truyền đạt những câu chuyện chân thực và cảm xúc về chiến tranh, những góc khuất và những biểu tượng của sự hy sinh. Chuyên đề "Hồi niệm" không chỉ là một sự tôn vinh đối với những người lính và dân thường đã đánh đổi cuộc sống của họ trong chiến tranh mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với những phóng viên dũng cảm, người đã dấn thân vào cuộc chiến để ghi lại những câu chuyện quan trọng và đáng nhớ về chiến tranh ở Việt Nam.

    3. Chuyên Đề “Việt Nam - Chiến Tranh Và Hòa Bình”

    Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình" là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Nhật Bản Ishikawa Bunyo. Năm 1998, ông đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các thành phố lớn của Nhật Bản, mang tên "Chiến tranh và hòa bình - Việt Nam 35 năm", trưng bày tổng cộng 260 tác phẩm ảnh tư liệu về Việt Nam.
    Đặc biệt, cũng vào năm 1998, ông Ishikawa Bunyo quyết định tặng 123 tác phẩm ảnh của mình cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh. Những bức ảnh trong triển lãm không chỉ thể hiện khía cạnh chiến tranh mà còn tập trung vào chủ đề hoà bình, nắm bắt những khoảnh khắc của cuộc sống sau chiến tranh.

    4. Chuyên Đề “Tội Ác Chiến Tranh Xâm Lược” 

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
    "Tội ác chiến tranh xâm lược" là bộ sưu tập đầy cảm xúc tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. bộ sưu tập bao gồm tổng cộng 125 bức ảnh, 22 tài liệu và 243 hiện vật, chứa đựng những bằng chứng và chứng tích đáng sợ về tội ác và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
    Những bức ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này là những minh chứng đáng kinh ngạc về sự đau khổ và mất mát mà chiến tranh đã gây ra. "Tội ác chiến tranh xâm lược" là một lời nhắc nhở về ý nghĩa của hòa bình và nhân đạo, và cũng là một lời kêu gọi cho một thế giới không chiến tranh, không xâm lược, nơi mọi người có cơ hội sống trong hòa bình và tự do. 

    5. Chuyên Đề “Chất Độc Da Cam Trong Chiến Tranh Ở Việt Nam”

    Đây là bộ sưu tập tập trung vào tác động của chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam, bao gồm 42 ảnh phóng sự của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Goro Nakamura.
    Những bức ảnh trong chuyên đề này không chỉ tái hiện lại những hình ảnh của chiến tranh ở Việt Nam mà còn tập trung vào thảm họa chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra. Chúng làm rõ về những hậu quả nghiêm trọng và cả những đau đớn mà nhân dân Việt Nam phải chịu do việc sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh. Chuyên đề này là một lời nhắc nhở về những tác động lâu dài của chiến tranh và tác hại của việc sử dụng chất độc trong cuộc chiến.

    6. Chuyên Đề “Hậu Quả Chất Độc Màu Da Cam”

    Chuyên đề “Hậu quả chất độc màu da cam” tại bảo tàng là một phần quan trọng trong việc tạo ra nhận thức về những tác động của chất độc da cam đối với người dân Việt Nam. Bộ sưu tập này bao gồm 100 bức ảnh, 10 tài liệu và 20 hiện vật.
    Những hình ảnh, tài liệu và hiện vật trong chuyên đề này tập trung vào việc phác họa những hậu quả thảm khốc của chất độc màu da cam, một loại hóa chất mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. Chúng thể hiện những thương tổn và khối u ác tính đã gây ra cho nhân dân và môi trường Việt Nam.
    Ngoài việc thể hiện sự tổn thương, chuyên đề cũng nêu bật tinh thần mạnh mẽ của những nạn nhân chất độc da cam thông qua những bức ảnh kể những câu chuyện về sự đoàn kết và nỗ lực của những người đã chịu nhiều đau khổ để tái lập cuộc sống và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn. Chuyên đề này cũng là một lời kêu gọi quốc tế về việc hỗ trợ những nạn nhân của chất độc da cam và nỗ lực loại bỏ các loại vũ khí độc hại khỏi chiến trường.

    7. Chuyên Đề “Những Sự Thật Lịch Sử”

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
    Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chuyên đề "Những sự thật lịch sử" là một hành trình qua 66 hình ảnh, 20 tài liệu, và 153 hiện vật giới thiệu một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam. 
    Sau gần 100 năm chiến đấu, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố quyền độc lập tự do của Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục hỗ trợ Pháp và sau đó can thiệp trực tiếp, gây ra chiến tranh tàn khốc hơn với thiệt hại to lớn cho cả hai phía. Cuối cùng, vào ngày 30/4/1975, nhân dân Việt Nam giành chiến thắng hoàn toàn. Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc.Namara thú nhận sai lầm nghiêm trọng và những hậu quả tàn khốc đã để lại. Chuyên đề này là một bài học quý giá về lịch sử, về tình yêu quê hương và sức mạnh của đoàn kết dưới bóng cờ đỏ sao vàng của Việt Nam. 

    8. Chuyên Đề “Chế Độ Lao Tù Trong Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam”

    Bộ sưu tập “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”  tiết lộ về những gì đã diễn ra trong hệ thống lao tù đáng sợ trong thời kỳ chiến tranh xâm lược tại Việt Nam. Chuyên đề này bao gồm 40 bức ảnh, 14 bảng trích, bản đồ và 21 hiện vật.
    Đây là dịp để #teamKlook tìm hiểu hệ thống hơn 200 nhà tù, do quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng để đàn áp và kiểm soát những người Việt Nam yêu nước. Đặc biệt, chuyên đề nêu bật một số nhà tù điển hình được biết đến với sự tàn ác, được mệnh danh là những địa ngục trần gian như Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Tân Hiệp,.... 

    Bộ Sưu Tập Vũ Khí Và Trang Thiết Bị Quân Sự Của Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

    Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sở hữu một bộ sưu tập đa dạng về vũ khí và trang thiết bị quân sự liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Trong đó, bạn có thể tìm thấy pháo 155 mm, pháo 175 mm đặt trên xe tăng M107 chạy bằng dây xích, tháp pháo trên xe bọc thép LVT A6, xe tăng M.48, xe tăng M41, thiết bị vận xa M.132, xe ủi đất D7, máy bay AD6, máy bay CH-47, bom địa chấn, bom bi quả dứa, và bom 250 LBS có ký hiệu MK81 MOD 1. Từ những hiện vật này, #teamKlook có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về các trang thiết bị quân sự được quân ta sử dụng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

    Những Sự Kiện Đặc Sắc Diễn Ra Tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

    bao-tang-chung-tich-chien-tranh
    Nguồn ảnh: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
    Bảo tàng thường tổ chức các buổi triển lãm tạm thời với các chủ đề quan trọng như "Điện Biên Phủ trên không - 50 năm nhìn lại”, "Da cam – Lương tri và công lý”, "Tìm lại ký ức", "Hiệp định Paris về Việt Nam - Cánh cửa đến hòa bình”,... Những triển lãm này tạo ra các không gian sống động, cung cấp thông tin hữu ích về lịch sử, tác hại của chiến tranh, tầm quan trọng của hòa bình, và giáo dục về trách nhiệm và lòng yêu nước.
    Bên cạnh đó, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cũng thường tổ chức các chương trình giáo dục dành cho học sinh, sinh viên cũng như các buổi tọa đàm, hội thảo về lịch sử vô cùng thú vị.

    Các Điểm Tham Quan Gần Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

    1. Dinh Độc Lập Sài Gòn

    dinh-doc-lap
    Nguồn ảnh: Tràng An
    Dinh Độc Lập, còn được gọi là Dinh Thống Nhất, là một công trình kiến trúc quan trọng nằm ở trung tâm thành phố và từng là trụ sở của chính quyền miền Nam Việt Nam. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

    2. Chợ Bến Thành Sài Gòn

    lich-su-cho-ben-thanh
    Chợ Bến Thành là một trong những chợ nổi tiếng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có mọi thứ, từ thực phẩm, đồ điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo và nhiều sản phẩm khác. Khám phá chợ Bến Thành là có hội để #teamKlook trải nghiệm văn hóa, mua sắm và thưởng thức ẩm thực đường phố của Sài Gòn.

    3. Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

    Nhà Thờ Đức Bà là một công trình kiến trúc cổ điển nổi tiếng của Thành Phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng vào thế kỷ 19, nhà thờ này có kiến trúc tuyệt đẹp và là một điểm đến phổ biến cho những ai quan tâm đến tôn giáo, kiến trúc và lịch sử.

    4. Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố Hồ Chí Minh

    Mang lối kiến trúc pha trộn giữa Pháp và Đông Á, bưu điện thành phố là một điểm đến hấp dẫn để tham quan và tìm hiểu về lịch sử bưu chính và viễn thông của nước ta thời đó. Bên cạnh đó, #teamKlook còn có thể check-in, mua đồ lưu niệm, và thực hiện gửi thư hay bưu phẩm tại đây.
    Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh Sài Gòn không chỉ là một nơi lưu giữ những kỷ vật và chứng tích của một thời chiến tranh đã qua, mà còn là một cánh cống kết nối với lịch sử đầy đau thương của đất nước.

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Cùng Klook tìm hiểu những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc tại bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh ở Sài Gòn bạn nhé!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: