Chùa Bái Đính ở đâu? Vì sao Chùa Bái Đính Ninh Bình lại là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến hành hương? Bỏ túi kinh nghiệm đi Chùa Bái Đính Ninh Bình nhé.
Chùa Bái Đính Ninh Bình khoác lên mình vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính giữa khung cảnh mênh mông rừng núi, nổi bật với lối kiến trúc uy nga nhưng mang đậm màu sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Chùa Bái Đính được cả thế giới ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Hầu hết khách tham quan du lịch hiện nay biết và tìm đến chùa Bái Đính sau khi ngôi chùa này đã được xây thêm phần chùa mới, có lẽ sẽ không có nhiều du khách thực sự biết và tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc này. Thế nên, hãy theo chân Klook Việt Nam cùng nhau bổ sung một chút ích kiến thức lịch sử hình thành của quần thể du lịch tâm linh tự hào của dân tộc ta nhé!
Các Gợi Ý Du Lịch Ninh Bình Cho Chuyến Đi Hoàn Hảo:
Du lịch Ninh Bình, chúng mình có DEAL! Có rất nhiều tiện ích và hoạt động du lịch tuyệt vời dành cho bạn, hứa hẹn mang đến một kỳ nghỉ “vui hết nấc”.
Tiện ích du lịch cần thiết - Ôi, cuộc sống dễ dàng:
Tour khám phá các điểm đến hót - hòn - họt:
Chùa Bái Đính Ở Đâu?
Chùa Bái Đính là khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan hằng năm.
Quần thể chùa nguy nga, tráng lệ này nằm trên núi Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và chỉ cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 12km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km.
Đi Chùa Bái Đính Từ Hà Nội Như Thế Nào?
Để đến được đây, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện di chuyển khác nhau như máy bay, tàu lửa, xe khách hoặc thuê xe riêng. Đối với khách du lịch ở miền Bắc đặc biệt là Hà Nội có thể tham quan Bái Đính và Tràng An từ Hà Nội bằng xe buýt rất tiện lợi và miền Trung có rất nhiều cách để đi du lịch Tràng An Ninh Bình. Tuy nhiên, với vị trí địa lý xa xôi nên miền Nam chỉ có 3 phương tiện di chuyển chính để có thể đến với Ninh Bình đó là xe khách, tàu lửa và máy bay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tour ngày Ninh Bình từ Klook để thoả thích khám phá Chùa Bái Đính cùng các địa điểm du lịch Ninh Bình nổi tiếng khác.
Chùa Bái Đính Ninh Bình Được Xây Dựng Vào Năm Mấy?
Quần thể chùa Bái Đính nằm trong khu danh thắng Tràng An bao gồm một khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây cố đô Hoa Lư tựa như tiên cảnh vắt vẻo trên sườn núi Bái Đính, giữa những thung lũng mênh mông hồ, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá. Ngay cả khi trong thời gian đang xây dựng, chùa Bái Đính Ninh Bình đã thu hút sự chú ý của rất đông du khách trong nước và quốc tế.
Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính Ninh Bình hơn 1000 năm qua, tại Hoa Lư (Ninh Bình) là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh trong lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư xưa và sau đó đóng vai trò quan trọng là một trong “tứ trấn” của kinh đô. Cũng nơi đây, đã có ba triều đại Vua Đinh, Tiền Lê, Lý nối tiếp nhau ra đời. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm và chú trọng đạo Phật và đã coi đạo Phật là Quốc giáo, chính vì thế tại Ninh Bình có rất nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên danh thắng Tràng An.
Ai Là Người Xây Dựng Nên Chùa Bái Đính Ninh Bình?
Chùa Bái Đính cổ được xây dựng từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, có các cảnh vật đẹp và linh thiêng như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Bàn thờ Thánh Cao Sơn…
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Núi Bái Đính Ninh Bình vẫn sừng sững đứng đó trải qua bao năm tháng phong gió bụi trần, nơi đây gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện huyền thoại về một vị Thiền sư Nguyễn Minh Không vang danh khắp nước Nam. Ông là vị cao tăng đầu tiên đặt nền móng Phật giáo, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây.
Bắt đầu từ năm 2003, dựa trên nền tảng của ngôi cổ tự, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã phát tâm đầu tư trùng tu và xây dựng mở rộng chùa với tổng diện tích hiện nay là hơn 1000 ha. Các công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Bái Đính mới hiện nay gồm: Cổng Tam Quan, Gác Chuông, Điện thờ Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo Tháp và Hành lang La Hán... Ngoài ra, chùa còn nhiều công trình lớn vẫn đang tiếp tục xây dựng như: Công viên Văn hóa Phật giáo, Khu hồ Đàm Thị, Hồ phóng sinh, Công viên cây xanh... hứa hẹn đây sẽ là điểm tham quan rất ý nghĩa cho các tín đồ thích xê dịch trong thời gian tới.
Vì Sao Lại Có Tên Gọi Chùa Bái Đính?
Chùa Bái Đính cổ được xây dựng trong hang động Sinh Dược, đây là sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, tạo nên sự thanh cao thoát tục, bình dị, thanh tịnh mà lại mênh mông giữa cỏ cây, hoa lá.
Vì sao có tên gọi là chùa Bái Đính? Theo người xưa tương truyền lại rằng ý nghĩa của tên chùa bắt nguồn từ: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất trời, Tiên Phật; Đính mang ý nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ở trên núi cao. Tên gọi ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Núi Bái Đính được Vua Đinh Tiên Hoàng lập ra để tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Hơn 1.000 năm trôi qua, cổ tự vẫn đứng đó như một minh chứng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Nam. Hơn thế nữa, chùa Bái Đính cổ còn là một trong những di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia trên đất cố đô Hoa Lư, có giá trị về cả mặt tâm linh và danh thắng.
Chùa Bái Đính Ninh Bình Rộng Bao Nhiêu?
Chùa Bái Đính có diện tích rộng nhất Việt Nam lên tới 1700 héc-ta trong đó có 80 héc-ta khu chùa Bái Đính mới và 27 héc-ta khu chùa Bái Đính cổ.
Khu Chùa Bái Đính cổ nằm cách khu điện Tam Thế chùa Bái Đính mới 800m về phía Nam, chùa được sáng lập bởi thiền sư Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, theo tương truyền kể lại khi vào vùng núi nơi đây tìm thuốc chữa "bệnh hổ" cho vua Lý Thần Tông và đã phát hiện được vẻ đẹp thoát trần của các hang động ở nơi đây nên đã chọn nơi đây để dựng chùa, thờ Phật xây dựng nên chùa Bái Đính. Nằm trong khu chùa Bái Đính cổ có các di tích lịch sử như Hang Sáng, Hang Tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, Giếng Ngọc...
Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng to rộng với nhiều hạng mục công trình đồ sộ, tiêu biểu như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Thế Âm Bồ Tát, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc, có thể bạn chưa biết các vật liệu xây dựng nên chùa Bái Đính hiện nay hầu như được lấy từ vật liệu địa phương như gỗ từ thiết, đá xanh tự nhiên…
Khu di sản Bái Đính - Tràng An và Hà Nội cách nhau 95km, chùa Bái Đính tọa lạc trên mảnh đất linh thiêng “non sông, nước biếc" tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một danh lam thắng cảnh - du lịch tâm linh nổi tiếng, hàng năm thu hút rất đông du khách về thăm quan.
Có Bao Nhiêu Vị Phật Và Tượng La Hán Ở Chùa Bái Đính?
Theo Klook được biết thì hành lang La Hán ở chùa Bái Đính Ninh Bình là dãy Hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á bao gồm 2 dãy bắt đầu từ cổng Tam Quan Nội chạy dọc thẳng đến hai nhà Tả vu và Hữu vu với chiều dài 1.700m. Tại đây, đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối do các nghệ nhân nổi tiếng ở làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư tạc. Mỗi pho tượng cao trung bình 2,5m, nặng từ 2 – 4 tấn được chạm khắc rất công phu, tỉa tót tinh xảo, đường nét rất tao nhã, uyển chuyển, mềm mại. Bệ phía trước của 500 tượng La Hán đều có chạm khắc tên của từng Tôn Giả, bằng tiếng Việt phía trên, tiếng Trung Quốc phía dưới và có đánh số thứ tự để du khách dễ nhận biết và tìm hiểu thông tin.
Đi Chùa Bái Đính Ninh Bình Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Có rất nhiều du khách thắc mắc khi đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì? Không chỉ đi chùa Bái Đính mà cho dù đi du lịch hay đi lễ chùa bất kỳ đâu bạn cũng cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Tùy vào mỗi địa điểm, thời gian khác nhau mà bạn sẽ phải mang những đồ dùng, vật dụng gì cần thiết. Cùng tham khảo những gợi ý bạn cần chuẩn bị gì để mang theo khi đi chùa Bái Đính nhé:
1. Giày leo núi
Để chuyến tham quan Bái Đính - Tràng An được diễn ra suôn sẻ và không gặp sự cố khi xê dịch bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thoải mái đẻ leo núi cao thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn không bị sưng, phồng cũng như tiện cho việc di chuyển thoải mái.
2. Trang phục phù hợp
Chùa Bái Đính là nơi thờ phụng tâm linh, vì vậy khi đến một nơi trang nghiêm thì bạn nên mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, thoải mái và không nên mặc đồ bó sát hay không thấm mồ hôi. Ngoài ra, nơi đây nằm trên núi cao, nên nhiệt độ thấp hơn và gió mạnh hơn so với đồng bằng. Chính vì vậy, bạn nên mang theo áo khoác mỏng mặc để tránh bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết.
3. Tiền và các loại giấy tờ tùy thân
Khi đi du lịch bất kể nơi đâu, bạn cũng không nên quên mang theo tiền và các loại giấy tờ tùy thân vì đây luôn là điều cần thiết khi đi du lịch. Ngoài ra, khi đi chùa bạn nên chuẩn bị tiền lẻ để đi lễ chùa phát tâm và quyên góp từ thiện. Tại chùa hầu như đều có các hòm công đức nên bạn hãy bỏ vào tránh để trên những tượng phật làm mất mỹ quan và kém duyên nhé!
4. Những vật dụng cần thiết khác
Ngoài những món đồ quan trọng ở trên thì khi đi du lịch chùa Bái Đính bạn cần mang theo điện thoại, sạc dự phòng để tránh hết pin khi đang đi chơi nha, đồ ăn nhẹ và nước uống mang theo nhâm nhi suốt chặng đường để có tinh thần phấn chấn tham quan hết những cảnh đẹp di sản thế giới khi đi du lịch Ninh Bình nhé. Hiện nay, với các smartphone đều trang bị ứng dụng bản đồ nhưng đừng quên đăng ký sẵn mạng 4g mới có thể sử dụng được nhé hoặc là cẩn thận hơn bạn hãy chuẩn bị một tấm bản đồ để tiện đi lại. Và đừng quên mang theo một chiếc ô nhỏ trong túi của mình nếu đi vào dịp đầu năm mới để vừa có thể che mưa che nắng.
Kinh Nghiệm Đi Chùa Bái Đính Tự Túc Vào Mùa Lễ
Khi bạn bước chân vào không gian linh thiêng của chùa chiền, lòng tràn đầy ước vọng cầu may mắn, cầu tài lộc, việc chuẩn bị lễ vật để dâng lên đức Phật trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lễ vật không chỉ phản ánh lòng thành tâm mà còn cần phải tuân theo những quy định nhất định:
- Chỉ sắm lễ chay: Hương, hoa quả, xôi là những lễ vật phổ biến. Tuyệt đối không được mang cúng lễ mặn.
- Hoa tươi: Có thể là hoa huệ, hoa sen, hoa ngâu, mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng hoa tạp, hoa dại hay các loại hoa có ý nghĩa không phù hợp.
- Không dâng vàng mã và tiền âm phủ: Khi sắm lễ dâng cửa Phật, bạn tuyệt đối không được dâng vàng mã và tiền âm phủ.
- Quyên góp tiền thật vào thùng công đức của chùa: Các loại tiền thật nên quyên góp vào thùng công đức của chùa, không nên để lên bàn thờ Tam Bảo, không nên nhét vào Phật.
Đi Chùa Bái Đính Nên Cầu Nguyện Gì?
Ngoài việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết và sắm lễ đi chùa Bái Đính thì việc cầu nguyện gì khi đi chùa Bái Đính cũng là điều quan trọng mà ai cũng quan tâm. Cũng bởi vì sự nổi tiếng linh thiêng và còn là trung tâm của Phật Giáo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vì thế bước sang đầu năm mới, ngoài việc đến đây để du xuân thưởng thức cảnh đẹp quê hương thì hầu như du khách đều đến đây để cầu nguyện - cầu mong một năm mới có nhiều tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe cho gia đình. Để việc cầu nguyện được như ý, tốt nhất bạn nên thành tâm cầu khấn và dâng hương lễ Phật.
Những Kỷ Lục Ấn Tượng Của Chùa Bái Đính Ninh Bình
Hãy cùng chúng tôi khám phá Chùa Bái Đính - một biểu tượng của văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam, nơi ghi dấu nhiều kỷ lục không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Chùa Bái Đính, được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, không chỉ là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á mà còn là nơi ghi dấu nhiều “cái nhất” của Việt Nam. Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Cùng Klook Việt Nam điểm qua những “cái nhất” của Chùa Bái Đính Ninh Bình:
- Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Tượng Phật bằng đồng nặng tới 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ.
- Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Di lặc có khối lượng 100 tấn ngoài trời.
- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
- Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.
- Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
- Hành lang La Hán dài nhất châu Á: Hành lang La Hán dài gần 3 km.
- Số tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
- Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
- Số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.
Hãy cùng Klook Việt Nam khám phá và trải nghiệm sự linh thiêng và vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của Chùa Bái Đính!
Bạn có thấy tự hào vô cùng khi đất nước Việt Nam có những di sản thiên nhiên thế giới đẹp nguy nga, tráng lệ như chùa Bái Đính Ninh Bình không? Mong rằng qua những thông tin hữu ích mà #teamKlook vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, không phải bỡ ngỡ khi đến tham quan di sản danh thắng Bái Đính - Tràng An Ninh Bình nhé.
Còn nếu muốn biết Ninh Bình có gì chơi? Ăn gì khi đi du lịch Ninh Bình? Thì hãy tham khảo qua Blog của Klook, đây chắc chắn là cuốn cẩm nang du lịch tuyệt vời giúp bạn lên kế hoạch cho những chuyến du lịch tuyệt vời và ý nghĩa lắm đấy!
Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!
Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
Muốn cập nhật tin tức & ưu đãi du lịch mới nhất?
Tham gia cộng đồng “mê xê dịch” của Klook Vietnam để cập nhật các tin tức du lịch nóng hổi, chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều sự kiện đáng “hóng hớt” nhất nè.
- Facebook Klook Vietnam (@klook_vietnam)
- Instagram Klook Vietnam (@klook_vietnam)
- Tiktok Klook Vietnam (@klook_vietnam)
Còn chần chờ gì mà chưa rủ rê hội “cạ cứng” cùng gia đình vi vu Chùa Bái Đính Ninh Bình ngay và luôn?!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: