• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Chùa Giác Lâm, Khám Phá Ngôi Cổ Tự Trăm Năm Tuổi

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 19/5/2023
    chua-giac-lam

    Nguồn ảnh: VTC News

    Chùa Giác Lâm - viên ngọc độc nhất vô nhị trong hành trình hành hương đến thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi, mang đến góc nhìn cận cảnh về kiến trúc Phật Giáo đầu thế kỷ XVII cũng như không gian thiền định hiếm có. 
    Với những người yêu thích các điểm đến tâm linh ở Sài Gòn thì có lẽ, Chùa Giác Lâm chính là điểm đến trong hành trình khám phá Sài Gòn hoa lệ. Ngoài kiến trúc độc đáo và câu chuyện hình thành đầy thú vị, Chùa Giác Lâm thu hút khách thập phương đến lễ bái, khấn nguyện, tận hưởng không khí thanh tịnh, an yên. 
    Trải qua 3 thế kỷ, nhiều ngôi chùa cổ đã không còn, nhưng may mắn thay, tổ đình Giác Lâm vẫn tồn tại uy nghi, làm chứng cho bao cuộc thịnh suy của Sài Gòn – Gia Định, xứng đáng là di tích lịch sử, văn hóa quý giá của Việt Nam. Theo chân #teamKlook tìm hiểu về danh thắng cấp quốc gia này nhé!

    Sơ Lược Về Chùa Giác Lâm Sài Gòn

    chua-giac-lam-sai-gon
    Nguồn ảnh: phatgiao.org 
    Chùa Giác Lâm, hay còn gọi là là Giác Lâm Tự, là một ngôi cổ tự nằm ở quận Tân Bình. Với lịch sử gần 300 năm, Chùa Giác Lâm gần như chứng kiến mọi đổi thay, biến động của mảnh đất này; ngoài ra, đây còn là Tổ đình của Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Vào năm 1988, Chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia và trở thành điểm hành hương nổi tiếng của khách thập phương.

    Chùa Giác Lâm Ở Đâu? 

    Chùa Giác Lâm có địa chỉ tại 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm quận 1 khoảng 8km.

    Hướng Dẫn Cách Đi Đến Chùa Giác Lâm Chi Tiết

    Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến Chùa Giác Lâm bằng ô tô, xe máy theo đường Nguyễn Du đi Cách Mạng Tháng 8. Sau đó, rẽ vào Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thái Tổ, 3/2 để đến khu vực phường 9. Tiếp tục đi tiếp đường Lê Đại Hành, Âu Cơ, và cuối cùng là Lạc Long Quân ở phường 10, quận Tân Bình.
    Nếu bạn đi bằng xe buýt để tiết kiệm chi phí, lưu ý chọn tuyến 145, 148 có điểm dừng gần chùa nhất.
    Ngoài ra, chỉ cần thuê xe riêng có kèm tài xế là bạn có thể an tâm ngồi thư giãn ngắm phố phường rồi sẽ đến nơi, vừa an toàn lại vừa chủ động thời gian, đặc biệt phù hợp với nhóm bạn và gia đình cùng đi với nhau.

    Giờ Mở Cửa Chùa Giác Lâm

    Chùa Giác Lâm mở cửa đón khách viếng chùa từ 7h00 đến 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Vào những dịp lễ, Tết, giờ đóng cửa có thể trễ hơn.

    Lịch Sử Chùa Giác Lâm

    chua-giac-lam-tphcm
    Nguồn ảnh: wikipedia
    Đầu thế kỷ XVII, người Việt mở rộng đất nước đến vùng Đồng Nai, Gia Định. Để phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, thì làng mạc xây dựng đến đâu, chùa chiền mọc lên đến đó; và một trong những ngôi chùa có ảnh hưởng sâu rộng ở đất phương Nam từ đó đến nay chính là Chùa Giác Lâm.
    Theo các ghi chép, vào mùa xuân năm 1774, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, đã quyên tiền để xây dựng một ngôi chùa tên là Sơn Caan.
    Về sau, ngôi chùa được gọi là Cẩm Sơn do tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên khác là Cẩm Đệm, được đặt theo từ Cẩm – tên riêng của cư sĩ Thụy Long, và theo nghề của ông là đan đệm.
    Sau đó, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc, bấy giờ là trụ trì Chùa Từ Ân, đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang về làm trụ trì chùa Sơn Can, đồng thời chính thức đổi tên chùa thành Giác Lâm.
    chua-giac-lam-o-dau
    Nguồn ảnh: wikipedia
    Từ khi thành lập cho đến khi có Thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa đã trải qua hơn 30 năm tồn tại nhưng không phát triển, hoàn toàn không mang một ý nghĩa hoằng pháp mà chỉ là chỗ dựa tinh thần cho lưu dân. Tuy nhiên, dưới thời Thiền sư Viên Quang, Chùa Giác Lâm trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả khu vực Nam Bộ. 
    Khi Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh kế vị, vào khoảng năm 1844, Ngài đẩy mạnh ngoài việc đào tạo cho tăng chúng tại chùa bằng cách mở các trường hương, trường kỳ để dạy kinh luật luận, ứng phú đạo tràng cho tăng chúng, tạo nên một hào khí mạnh mẽ trong ngôi nhà Phật pháp.
    Đến năm 1873, dưới thời Thiền sư Hoằng Ân – Minh Khiêm, kế thừa những Phật sự đã có sẵn, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số đầu sách Phật giáo.
    Vào năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng – Thạnh Đạo cho trùng tu Chùa Giác Lâm lần thứ hai và lần thứ ba, thay đổi khá nhiều kiến trúc của chùa.
    Trong khoảng thời gian 1939 – 1945, Thiền sư Nhật Dần – Thiện Thuận, một số tu sĩ đã tham gia kháng chiến, Chùa Giác Lâm được dùng làm cơ sở hậu cần, đồng thời nơi trú ẩn của rất nhiều nhà hoạt động cách mạng đang làm công tác trinh sát nội thành.
    lich-su-chua-giac-lam
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Năm 1953, Chùa Giác Lâm tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật do Đại đức Narada Maha Thera từ Sri Lanka trao tặng cho Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam. Lúc đầu, viên ngọc xá lợi Phật được gửi tạm tại Chùa Long Vân ở Đồng Nai trong một ngôi tháp nhỏ bằng vàng. Sau khi ngôi bảo tháp xá lợi ở Chùa Giác Lâm hoàn thành, viên ngọc xá lợi mới được đem về tôn trí.
    Ngày 16/11/1988, Chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
    Năm 1992, Thượng tọa Thích Huệ Sanh cho đại trùng tu di tích Tổ đình Giác Lâm, kéo dài trong 6 năm, cho đến năm 1999 thì hoàn thành.

    Kiến Trúc Chùa Giác Lâm

    kien-truc-chua-giac-lam
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Chùa Giác Lâm sở hữu lối kiến trúc chữ Tam tiêu biểu của các ngôi chùa ở Nam Bộ, với 3 dãy nhà ngang được nối liền với nhau trên bố cục hình chữ nhật, bao gồm: chánh điện, giảng đường, và nhà trai. Qua những lần trùng tu lớn, chùa có thêm các công trình như: Khu tháp Tổ, Vảo tháp Xá Lợi, Khu giảng đường, Nhà cốt, v.v.
    Một trong những nét khác biệt trong kiến trúc Chùa Giác Lâm đó là cổng nhị quan được xây vào năm 1945, nổi bật với 2 con sư tử chầu ở hai góc cổng theo văn hóa Ấn Độ và đầu rắn Naga đặc trưng trong Phật giáo Nam tông Khmer. Cổng nhị quan không có lỗi đi giữa trổ thẳng vào chánh điện mà chỉ có hai lối đi hai bên là vì người xưa cho rằng, quỷ thần thường đi theo đường thẳng.
    Đến năm 1955, Chùa Giác Lâm mới có cổng tam quan quay mặt về hướng Nam, nằm sát đường Lạc Long Quân hiện nay. Hai bên cột trụ có chạm khắc câu đối bằng chữ Hán, mang ý nghĩa chào đón những ai muốn hướng đạo. 
    le-hoi-chua-giac-lam
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Mái chùa có bốn vạt, sống mái thẳng, trên đỉnh mái là tượng lưỡng long tranh châu thường thấy trong kiến trúc đền chùa ở Việt Nam. Hình ảnh Bát tiên trên nóc chùa là dấu vết của Đạo giáo trong ngôi chùa Phật giáo.
    Chánh điện được xây theo kiểu một gian hai chái và tứ trụ. Cách bài trí này được gọi là “tiền Phật, hậu Thánh”. Điện thờ Phật được bài trí tôn nghiêm, gồm 3 bàn trong cao ngoài thấp, lần lượt là: bàn Di Đà, bàn Hội Đồng, bàn Tam Bảo.
    Điều đặc biệt là đỉnh tường chánh điện được trang trí bởi khoảng 7.000 chiếc đĩa. Đa số các sản phẩm này đến từ lò gốm Lái Thiêu ở Bình Dương, còn một số khác có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc. Với số lượng đĩa đồ sộ, Chùa Giác Lâm sở hữu kỷ lục “Ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam”. 
    Sau chánh điện là gian thờ Tổ để tưởng nhớ các vị hòa thượng từng trụ trì Chùa Giác Lâm. Kế tiếp là khu vực giảng đường, nơi các tăng sĩ đến dự sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa. 
    khoa-tu-chua-giac-lam
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Ngoài ra, trong khuôn viên Chùa Giác Lâm còn có các công trình nổi bật như: Bảo tháp xá lợi 7 tầng, Khu tháp mộ cổ, và các hiện vật quý thể hiện rõ nét quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ.

    Khóa Tu Chùa Giác Lâm

    Nếu bạn chưa bao giờ tham dự khóa tu nào cả, cũng chưa bao giờ có dịp ngồi thiền định tâm, hay ăn cơm trong chánh niệm, vậy thì khi có dịp, hãy tham gia các khóa tu ngắn hạn ở Chùa Giác Lâm để được nghe thuyết giảng về Phật pháp; đồng thời, tôi luyện các đức tính tốt đẹp.

    Lễ Hội Chùa Giác Lâm

    Vào những ngày rằm, hoặc lễ, Tết, Chùa Giác Lâm chào đón rất đông các tăng ni, Phật tử, và du khách thập phương đến hành hương, lễ Phật, cầu an, và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của chùa. Ngoài ra, người dân thường đến Chùa Giác Lâm để xin xăm, xem ngày cưới, xin chữ cầu may, v.v.

    Các Khách Sạn Ở Gần Chùa Giác Lâm

    chua-giac-lam
    Xung quanh khu vực Chùa Giác Lâm không có quá nhiều khách sạn hay homestay, nhưng bạn vẫn có thể tham khảo một số địa chỉ nổi bật sau đây, và tốt nhất là đặt phòng ở khu vực trung tâm thành phố để thuận lợi cho việc di chuyển và vui chơi, giải trí hơn nhé. Nhớ đặt phòng qua trang Klook để được hưởng ưu đãi xịn xò nha.

    1. Athena Hotel

    • Địa chỉ: 280 đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: 1.043.000đ/đêm

    2. Bamboo Saigon Hotel

    • Địa chỉ: 581 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: 606.000đ/đêm

    3. C’Lavie Saigon Airport Hotel

    • Địa chỉ: 548A Cách Mạng Tháng 8, phường, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: 582.000đ/đêm

    4. Lá Hotel

    • Địa chỉ: 62 đường Ngô Quyền, phường 5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: 606.000đ/đêm

    5. Ngoc Lan Hotel 3

    • Địa chỉ: 293 đường Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
    • Giá tham khảo: 700.000đ/đêm

    Những Địa Điểm Du Lịch Gần Chùa Giác Lâm, TP.HCM 

    Có dịp ghé qua khu vực quận Tân Bình, hãy dành ít thời gian dạo chơi Công viên Hoàng Văn Thụ - ốc đảo xanh giữa lòng Sài Gòn, mua sắm vui chơi tại Trung tâm thương mại Parkson C.T Plaza Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, bạn có thể thăm thú một số địa điểm du lịch “hot rần rần” bên quận 10 như: Công viên Thỏ Trắng, Khu trưng bày tượng sáp Việt, Chợ đồ cũ Nhật Tảo, Bảo tàng y học Việt Nam, Việt Nam Quốc Tự Vạn Hạnh Mall. Chưa đã? Tham khảo ngay danh sách các hoạt động thú vị ở Sài Gòn và lên lịch vi vu ngay thôi.
    Đến du lịch Sài Gòn thì chẳng bao giờ sợ buồn chán đâu nha. Sau một tuần bận rộn với công việc, hãy check-in những quán café yên tĩnh, ăn uống tại các nhà hàng hấp dẫn, hay thực hiện một chuyến đi ngắn đến các địa điểm gần Sài Gòn.
    Ngoài ra, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Vĩnh Nghiêm hay Chùa Bà Thiên Hậu cũng là những điểm đến hành hương nổi bật của thành phố mang tên Bác. Vào những ngày tiết trời mát mẻ, đi dạo hóng mát và ăn vặt xung quanh khu vực Công Viên Tao Đàn, Chợ Hồ Thị Kỷ hay Phố Đi Bộ Bùi Viện, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ cũng là ý kiến không tồi đâu. Hãy tham khảo thêm các gợi ý du lịch Sài Gòn hay ho khác ở Blog của Klook Vietnam nhé. 
    Còn bây giờ, nhanh nhanh lên kế hoạch chiêm bái Chùa Giác Lâm thôi. 
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: