Dưới đây là danh sách những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Nam, đặc biệt phù hợp cho kế hoạch du lịch gần Sài Gòn vào dịp cuối tuần.
Du lịch hành hương là khái niệm chẳng mấy xa lạ đối với cộng đồng Phật Tử từ Bắc chí Nam. Một chuyến đi đến vùng “địa linh” - nơi nguyên khí đất trời hoà hợp - giúp khai thông suối nguồn sức sống trong trẻo và mang đến cảm giác an yên cho tâm hồn. Sau chuỗi ngày làm việc không ngơi nghỉ, hãy dành thời gian quý báu bên cạnh gia đình ở những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng miền Nam (và gần Sài Gòn) nhé.
Các Hoạt Động Du Lịch Sài Gòn Hàng Đầu:
Đã đến “Klook” du lịch không lo âu. Bỏ túi ngay các sản phẩm du lịch Sài Gòn bán chạy nhất nhé!
Tiện ích & phương tiện di chuyển:
Tour ngày đầy hứng khởi:
Địa điểm tham quan - Danh lam thắng cảnh:
1. Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch Tự) - Tây Ninh
Toạ lạc ở độ cao 200 mét so với mực nước biển, Chùa Bà Đen - hay Linh Sơn Tiên Thạch Tự - được đông đảo du khách lẫn người dân địa phương yêu mến. Chùa sở hữu kiến trúc cổ điển, lấy mái ngói đỏ cam và tường sơn vàng làm chủ đạo. Đây là nơi thờ tự Bà Đen - tức Linh Sơn Thánh Mẫu - Tiêu Diện, Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác. Đi Chùa Bà Đen vào ngày mùng 5 tháng 5, bạn có thể tham gia Lễ Vía Bà Đen và mục sở thị tập tục tắm tượng thú vị.
Để đến được Chùa Bà Đen, #teamKlook có thể đi cáp treo từ chân núi hoặc chinh phục quãng đường bộ dài 1.500 bậc thang. Nếu nhà ga cáp treo Núi Bà Đen được đánh giá cao bởi diện tích “khủng” cùng kiến trúc sáng tạo thì không khí thiền tự xuyên suốt hành trình đi bộ cũng là trải nghiệm tuyệt vời dành cho #teamKlook.
Mách nhỏ cho #teamKlook: du lịch Núi Bà Đen, Tây Ninh, bạn hãy đi cáp treo đến đỉnh núi để chiêm ngưỡng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn - tượng Phật Bà cao nhất Đông Nam Á - nhé!
2. Chùa Bốn Mặt - Sóc Trăng
Thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, Chùa Buôl Pres Phek hay Chùa Bốn Mặt là điểm nhấn văn hoá rực rỡ của “đất bạc”. Với lịch sử hình thành hơn nửa thế kỷ, Chùa Bốn Mặt đại diện cho đời sống tinh thần đa diện của dân tộc Khmer Nam Bộ. Tương truyền rằng vào năm 1537, người bản địa đã tìm thấy một pho tượng Phật tinh xảo, có 4 mặt khắc chân dung 5 vị Phật hướng về 4 hướng. Xem đây như điềm báo về chốn “địa linh nhân kiệt”, tổ tiên ta đã xây dựng nên Chùa Bốn Mặt để cầu nguyện cho cuộc sống an cư lạc nghiệp.
Chùa Buôl Pres Phek là khối kiến trúc tâm linh tuyệt mỹ toạ lạc trên khu đất rộng 6.5 héc-ta, gây ấn tượng bởi tông màu vàng ấm áp cùng mái chính điện kiểu tam cấp lạ mắt. #teamKloom sẽ được mục sở thị tượng Phật Thích Ca Mâu Ni toạ trên Liên Đài cao tận 5 mét hay chiêm ngưỡng, Tượng Năm Mặt Phật bằng đá 7 màu, Tượng Tiên Nữ Keynor và Thần Điểu Krud.
3. Chùa Chén Kiểu - Sóc Trăng
Ấn tượng sâu sắc về Chùa Sà Lôn - hay Chùa Chén Kiểu - nằm ở phần ngoại thất được tạo hình từ vô số mảnh chén dĩa sứ. Chẳng sơn son thép vàng hay sở hữu tượng Phật cao vạn trượng, nét đẹp độc đáo của Chùa Chén Kiểu đến từ khả năng kết hợp sắc màu và hoa văn cấp bậc thượng thừa, tưởng chừng như ngẫu hứng nhưng chứa đựng mỹ học riêng. Đây cũng là một trong những ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ, thu hút hàng nghìn lượt du khách ghé đến hàng năm để tham quan, cầu an, cầu duyên…
Vi vu đến Chùa Chén Kiểu, bạn nhớ chọn quần áo trang trọng để chiêm bái Thần Phật và lưu lại khoảnh khắc “sống ảo” độc nhất vô nhị. Khu vực cổng tam quan được thiết kế theo hình 3 tháp, “chuẩn” phong cách Angkor hoài cổ. Dọc theo đường vào chánh điện, bạn dễ dàng nhận ra hàng tượng Thần Keynor và Chim Thần Garuda. Cột cờ tái hiện hình ảnh Rắn Thần Nagar cũng là điểm nhấn nổi bật ở Chùa Chén Kiểu.
4. Quán Âm Phật Đài - Bạc Liêu
Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu trên dưới 8km là Quán Âm Phật Đài, điểm đến tôn giáo được Phật Tử thập phương tôn kính. Hầu hết du khách, khi ghé đến ngôi chùa Bắc Tông này, là để chiêm ngưỡng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 11 mét, uy nghiêm hướng ánh mắt từ bi về biển Đông. Ở Bạc Liêu, nơi những người con xứ biển trao trọn vận mệnh cho sóng nước thênh thang, sự hiện diện của Mẹ Nam Hải đã đại diện cho niềm hy vọng bất diệt về cuộc sống an yên, sung túc và hạnh phúc. #teamKlook hãy đến Quán Âm Phật Đài vào ngày 23, 23 và 25 tháng 3 âm lịch để tham gia lễ hội Quán Âm Nam Hải nhé.
5. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ (hay Miếu Chúa Xứ Thánh Mẫu) toạ lạc ở Núi Sam, tỉnh An Giang - với tư thế lưng tựa vào vách núi, mặt hướng về khung cảnh thôn quê thanh bình. Nơi đây sở hữu lối kiến trúc hình chữ Quốc, mô phỏng dáng hoa sen tinh tế; phần mái cao và nhọn, trông giống như mũi tàu. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam lấy cảm hứng từ nét đẹp nghệ thuật Ấn Độ, với hàng loạt hoa văn được chạm khắc khéo léo ở chánh điện.
Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch là giai đoạn du khách ghé đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đông đúc nhất, chủ yếu để tham dự Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, xin xăm, cầu nguyện cho chuyện làm ăn, tiền tài, gia đạo được hanh thông.
6. Chùa Lá Sen - Đồng Tháp
Rủ rê bạn thân đi ngắm “quốc hoa” ở Phước Kiển Tự, tại sao không? Ngôi chùa linh thiêng này từng không ít lần “gây bão” mạng xã hội nhờ vào hồ nước đầy ắp những phiến sen “siêu to, khổng lồ”. Sen ở Phước Kiển Tự có nguồn gốc từ khu vực Amazon, có đặc điểm lá dày, to tròn; vành lá cong tạo góc thẳng đứng khoảng 10cm - 15cm. Lá sen màu xanh tươi sáng, vào mùa khô chỉ rộng tầm 1 mét nhưng đến mùa mưa thì có thể “nở” ra đến tận 4 mét. Đây cũng là lý do mà nhiều #teamKlook chọn tham quan Chùa Lá Sen, Đồng Tháp vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch. Còn gì thư thái hơn là được thong dong rảo bước quanh vườn cây xanh mát hay đứng cả người lên phiến sen để trải nghiệm cảm giác “bồng bềnh” giữa hồ nước trong vắt?!
7. Chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho
Ra đời vào đầu thế kỷ XIX, trải qua nhiều lần tu sửa, Chùa Vĩnh Tràng là cái tên không thể bỏ lỡ khi nhắc đến những địa điểm tôn giáo nổi bật ở Tiền Giang. Thuở sơ khai, Chùa Vĩnh Tràng chỉ là một am thảo để ông bà Tri huyện Bùi Công Đạt an hưởng tuổi già. Năm 1894, nơi đây chính thức được đổi tên thành Vĩnh Trường và mời hòa thượng Thích Huệ Đăng về trụ trì; do phương ngữ mà được gọi chệch đi thành Chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng có tổng diện tích khoảng 2 héc-ta, được chia thành nhiều khu vực như vườn tháp, chánh điện, đài Quan Âm, phòng kinh sách và Phật Đài A Di Đà. Chùa được xây dựng thành hình chữ Quốc, theo lối kiến trúc cổ lầu trang nhã; nổi bật nhất phải nhắc đến là cổng tam quan có rất nhiều mảnh sành sứ ghép thành hình Tứ Linh độc đáo. Đến Chùa Vĩnh Tràng, du khách có cơ hội thưởng lãm không gian vương quyền pha lẫn huyền ảo, lấy gỗ quý làm chất liệu sáng tạo chủ đạo.
“Lỡ” yêu thích du lịch hành hương nhưng quỹ thời gian hạn hẹp? Dưới đây là một vài ngôi chùa linh thiêng ở tại Sài Gòn có thể cân nhắc.
8. Chùa Vĩnh Nghiêm - Thành Phố Hồ Chí Minh
Nếu cũng đang tìm kiếm "phong vị" chùa cổ miền Bắc giữa lòng Sài Gòn thì xin mời bạn đến với Chùa Vĩnh Nghiêm. Với tổng diện tích đến 6 héc-ta, Chùa Vĩnh Nghiêm được chia thành 3 khu vực chính là Bảo Tháp, Chánh Điện và Tam Quan. Mỗi một chi tiết ở Chùa Vĩnh Nghiêm đều chứa đựng tâm huyết của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và các cộng sự, mang đến không gian an tĩnh giữa chốn thị thành đô hội. Phật Điện được xây dựng theo chữ Công, bao gồm Địa Tạng Đường, Bái Điện và Bản Điện. Tháp Quan Thế Âm cao 40 mét của Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là công trình tôn giáo đặc sắc hàng đầu Việt Nam.
9. Chùa Ông - Thành Phố Hồ Chí Minh
Ở giữa "trái tim" quận 5 chính là Chùa Ông - hay còn được biết đến với tên gọi Nghĩa An Hội An hoặc Miếu Quan Đế. Đây là điểm đến không thể quen thuộc hơn đối với #teamKlook Sài Thành, khi muốn tận hưởng không gian cổ kính thiền tự hay mục sở thị nét đẹp truyền thống trong văn hoá của người Hoa gốc Triều Châu. Ghé thăm Miếu Quan Đế vào những dịp lễ hội lớn của người Hoa, bạn còn được tham gia hoạt động treo đèn, đua tranh, tục lệ thờ cúng... vô cùng thú vị.
10. Chùa Ngọc Hoàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
#teamKlook đang trông đợi tình yêu ắt hẳn đều đã nghe danh Chùa Ngọc Hoàng - một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng Việt Nam. Được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, Chùa Ngọc Hoàng (hay Phước Hải Tự) là nơi thờ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng nhiều vị thần tiên trong tôn giáo người Hoa. Từ Cổng Tam Quan tạo hình "Lưỡng Long Tranh Châu" đến không gian nghệ thuật của tượng, tranh thờ, liễn đối, hương án,... Chùa Ngọc Hoàng là điểm đến tuyệt vời dành cho người thích chụp ảnh hay đơn giản là tận hưởng "khoảng lặng” riêng tư.
11. Chùa Miếu Nổi (Phù Châu Miếu) - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trong nhiều tháng trở lại đây, Chùa Miếu Nổi (hay Phù Châu Miếu) lại "nổi đình nổi đám" như địa điểm check-in mới mẻ dành cho hội thích xê dịch. Công bằng mà nói, đây là điều chẳng mấy bất ngờ bởi Phù Châu Miếu vốn sở hữu lối kiến trúc giao thoa giữa Việt Nam và Trung Hoa vô cùng độc đáo. Du khách dễ dàng tìm thấy hàng trăm pho tượng rồng đầy màu sắc, được chạm khắc và cẩn sứ đẹp xuất sắc. Loạt phù điêu trên trần, tường và cột nhà càng khiến diện mạo ngôi chùa thêm phần "vi diệu". Nổi tiếng với giới trẻ là thế nhưng Chùa Miếu Nổi thực ra đã tồn tại trên dưới 300 năm, từ tận thời Vua Gia Long. Tương truyền rằng một ngư dân đã vớt được tượng Thuỷ Tế khi giăng lưới bắt cá; từ đó, lập miếu thờ tự. Phần đông du khách đến Chùa Miếu Nổi là để cầu làm ăn, cầu bình an hoặc cúng trả lễ.
Mọi mùa trong năm đều là giai đoạn lý tưởng để đi du lịch hành hương, tự thưởng cho bản thân quãng thời gian tĩnh lặng mà bạn xứng đáng có. À nè, để dễ dàng di chuyển đến các ngôi chùa linh thiêng ở nội thành và ngoại thành Sài Gòn, bạn hãy đặt xe hơi riêng kèm tài xế ở Klook với chi phí tiết kiệm nhé. Vi vu đến các ngôi chùa linh thiêng ở miền Nam cùng gia đình là hoạt động được rất nhiều #teamKlook yêu thích đấy.
Tham khảo thêm Danh Sách 13 Rooftop Sài Gòn, 34 Địa Điểm Du Lịch Gần Sài Gòn, Review 12 Quán Café Sài Gòn Đẹp Để Đọc Sách & Làm Việc, 15 Café Acoustic Và Acoustic Bar Đậm Chất Riêng Ở Sài Gòn, 7 Nhà Hàng Buffet Hải Sản Ở TP.HCM Đáng Đồng Tiền Bát Gạo, 20 Nhà Hàng Sài Gòn Nổi Tiếng Sang - Xịn - Mịn,... để có thêm nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch sắp tới của bạn.
Bạn yêu thích ngôi chùa miền Nam nào nhất?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: