Hành trình tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc là trải nghiệm cân bằng nhịp điệu cuộc sống; đồng thời, mở ra “kho tàng” quý báu về tôn giáo, văn hoá và lịch sử.
“Du lịch hành hương” ắt hẳn là khái niệm chẳng mấy xa lại đối với #teamKlook - dù bạn có theo đạo Phật hoặc không. Bên cạnh chiêm bái Phật, hầu hết du khách đi vãng cảnh chùa là để thưởng lãm khung cảnh non nước hữu tình, chiêm nghiệm cuộc sống hay làm mới nguồn năng lượng tích cực. Dưới đây là một vài ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc để bạn cân nhắc cho chuyến du lịch hành hương sắp tới.
Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ!
Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.
Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook
Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu
Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội
Gần Hà Nội Có Gì Chơi?
Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!
1. Chùa Trấn Quốc - Hà Nội
Thuở sơ khai, Chùa Trấn Quốc có tên gọi Chùa Khai Quốc, được xây dựng sát cạnh bờ sông Hồng vào thời Tiền Lý; đến khoảng năm 1615 (đời Lê Trung Hưng), chùa được dời vào đê Yên Phụ. Chùa được gọi bằng cái tên "Trấn Quốc" từ đời Vua Lê Hy Tông cho đến tận ngày nay.
Với lịch sử hơn 1.500 năm phát triển, Chùa Trấn Quốc được xem là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Lối kiến trúc uy nghiêm mà thanh nhã khiến Chùa Trấn Quốc càng thêm nổi bật giữa Hồ Tây trầm mặc. Chùa Trấn Quốc được chia thành ba gian nhà chính là Thượng Điện, Nhà Thiêu Hương và Tiền Đường. #teamKlook đến Chùa Trấn Quốc sẽ không khỏi ấn tượng trước Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen - mỗi ô tháp có đặt một tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Nhờ vào cây bồ đề đại thủ toả bóng mát nên không khí ở Chùa Trấn Quốc lúc nào trong trong trẻo, dễ chịu.
Chùa Trấn Quốc
- Địa chỉ: đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
2. Chùa Hà - Hà Nội
“Khi đi lẻ bóng, khi về sánh đôi” là nguyện ước của đông đảo “cư dân F.A” khi du lịch hành hương đến Chùa Hà. Nép mình trên một con phố nhỏ thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, Chùa Hà (hay Thánh Đức Tự) là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiên nổi tiếng từ Bắc chí Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lê Thành Tông - kết hợp với Đình Bối Bà - tạo thành cụm di tích tôn giáo có lịch sử lâu đời bậc nhất thủ đô. Ấn tượng đầu tiên về Chùa Hà có lẽ là Cổng Tam Quan có thiết kế hai tầng theo kiểu chồng diêm, nổi bần bật với hoạ tiết mặt trời và rồng đuôi xoắn đặc sắc. Phật điện rộng rãi kết cấu kiểu chữ Đinh là nơi thờ tự Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, A Nan Đà, Đức Ông Chùa Hà, 8 vị Thần Vương Hộ Pháp… Sau khi chiêm bái Phật, bạn có thể tản bộ ở khu vực sân vườn để hít hà không khí trong trẻo cạnh hồ nước bán nguyệt hay hóng mát dưới cây đa cổ thụ.
Chùa Hà (Thánh Đức Tự)
- Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
3. Chùa Bộc - Hà Nội
Đống Đa ghi dấu nơi đây
Bên kia Thanh miếu, bên này Bộc am.
(Sưu tầm)
Toạ lạc ở phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội, Chùa Bộc còn có tên gọi khác là Thiên Phúc Tự hay Sùng Phúc Tự. Không chỉ là điểm đến tôn giáo nổi bật, Chùa Bộc còn là chứng nhân lịch sử quan trọng của Hà Nội, được xây dựng ngây trên mặt trận quan trọng trong cuộc chiến Kỷ Dậu năm 1789 của nghĩa quân Tây Sơn.
Tương truyền rằng hồ nước nằm ở ngay trước Chùa Bộc chính là nơi "quân đội voi" Tây Sơn đã tắm táp sau đại thắng đồn Khương Thượng. Đó cũng là lý do mà bên cạnh Đức Phật, Chùa Bộc còn thờ tự Vua Quang Trung và nhiều nghĩa quân đã anh dũng ngã xuống. Đông đảo #teamKlook viếng thăm chùa Bộc để mục sở thị lối kiến trúc cổ kính, tuy đã phủ bụi mờ thời gian nhưng vẫn vạn phần ấn tượng, và nhìn lại quá khứ chiến đấu hào hùng của quân dân Tây Sơn.
Chùa Bộc - Hà Nội
- Địa chỉ: số 14 Phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
4. Chùa Phổ Quang - Hà Nội
Từ trung tâm Hà Nội đi về hướng Bắc 15km là Chùa Phổ Quang, “nơi ẩn náu” tuyệt vời dành cho #teamKlook muốn tạm thời chạy trốn khỏi cuộc sống thành thị nhộn nhịp mà xô bồ. Được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XX, Chùa Phổ Quang sở hữu nét đẹp dân dã của đền chùa miền thôn quê Đông Bắc Bộ. Không sơn son thếp vàng bắt mắt, Chùa Phổ Quang “gây thương nhớ” bằng hàng cây xanh thoáng đãng, toả bóng mát xuyên suốt khuôn viên rộng hàng nghìn héc-ta. Toàn bộ chùa lợp mái ngói ta, chia thành Cổng Tam Gian, Tiền Đường, Thường Điện, Nhà Mẫu và nhiểu gian nhà khác; mọi ngóc ngách đều được chạm trổ các hoạ tiết đậm quốc hồn quốc tuý như vân mây, đầu rồng, hổ phù, văn hình học…
Chùa Phổ Quang (Chùa Tình Quang)
- Địa chỉ: Tình Quang, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
5. Chùa Hương - Hà Nội
Chùa Hương là cái tên “không thể quen thuộc hơn” đối với Phật Tử nói riêng và cộng đồng đam mê xê dịch nói chung. Thường được gọi bằng tên vắn tắn “Chùa Hương” nhưng đây thực chất là quần thể văn hoá - tôn giáo - lịch sử Hương Sơn, “ngôi nhà” của hàng chục ngôi đình, chùa, đền thờ cổ nổi tiếng phía Bắc. Chùa Hương (hay Chùa Trong) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hương Sơn, nằm ở động Hương Tích ven bờ phải sông Đáy. Cứ vào tiết xuân chí hay dịp lễ hội quan trọng, hàng nghìn lượt du khách sẽ ghé đến Hương Sơn để cầu duyên, cầu an và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ xuôi dòng Suối Yến. Cách Hà Nội chỉ khoảng 65km, bạn có thể tham quan Hương Sơn và Chùa Hương bằng cách thuê xe máy, xe ô tô riêng hoặc đi tour du lịch Chùa Hương trong ngày từ thủ đô.
6. Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Không quá lời nếu bảo rằng Chùa Bái Đính - Ninh Bình là điểm đến của những… kỷ lục. Kể sương sương thôi thì đã có các danh hiệu cực kỳ ấn tượng như quần thể chùa rộng nhất Việt Nam với tổng diện tích đến 539 héc-ta, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, Bảo Tháp cao nhất Đông Nam Á, Tượng Phật Di Lặc bằng đồng cao nhất Đông Nam Á… #teamKlook nhất định phải chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni toạ trên đài sen ở khu vực Chánh Điện của Chùa Bái Đính nhé. Với trọng lượng 100 tấn và chiều cao 100 mét, đây chính là tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á từng không ít lần “gây bão” Instagram. Chùa Bái Đính toạ lạc giữa những vòng cung núi đá vô kỳ vĩ, sở hữu khuôn viên rộng rãi cùng khí hậu mát mẻ, sẽ là điểm dừng chân thanh nhàn cho bạn và gia đình vào cuối tuần.
Chùa Bái Đính
- Địa chỉ: Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình
7. Chùa Bích Động - Ninh Bình
Chùa Bích Động nằm ở thôn Đàm Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, ngay trên sườn núi Bích Động. Chùa được xây dựng vào đời Vua Lê Dụ Tông bởi hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể, chính thức có tên Bích Động vào năm 1774. Quần thể Chùa Bích Động sở hữu thiết kế theo hình chữ "Tam". Thế nên du khách có thể thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên hữu tình xuyên suốt hành trình khám phá Chùa Hạ, Chùa Trung, Hang Tối và Chùa Thượng. Về thăm cố đô Hoa Lư, đừng quên nghỉ chân ở Chùa Bích Động để cảm nhận nét đẹp mỹ miều của "Nam Thiên Đệ Nhị Động" trứ danh Ninh Bình, chỉ đứng sau mỗi Động Hương Tích của Hà Tây.
Chùa Bích Động
- Địa chỉ: Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình
8. Chùa Vàng - Ninh Bình
Lấy cảm hứng từ Chùa Bát Long do vua Lê Đại Hành xây dựng từ hơn 1.000 năm trước, Chùa Vàng ra đời vào năm 2018 và nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch hành hương được nhiều #teamKlook yêu mến. Toạ lạc trên một đảo nhỏ rộng 28 héc-ta giữa Hồ Cá Voi, Chùa Vàng sở hữu kiến trúc bát giác cổ điển mà ấn tượng, với mỗi góc đại diện cho một vị vua mà người Việt Nam tôn kính là Ngô Xương Xí, Kiều Công Hãn, Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Bạch Hổ, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận. Từ Chùa Vàng, bạn có thể dễ dàng khám phá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Ninh Bình và Tràng An đấy.
Chùa Vàng
- Địa chỉ: Ninh Nhật, Ninh Bình
9. Chùa Tam Chúc - Hà Nam
Sự ra đời của Chùa Tam Chúc gắn liền với Truyền Thuyết "Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh" (ý chỉ mặt hướng hồ nước, lưng tựa núi cao). Tương truyền rằng thuở xa xưa, gần Làng Tam Chúc có 7 ngọn núi cao thuộc quần thể 99 ngọn núi hướng Tây Nam. Ở 7 ngọn núi này thường xuyên xảy ra linh tượng là toả ra đốm sáng lớn như những vì sao nên được người dân địa phương gọi chung bằng Núi Thất Tinh. Do hoạt động khai thác gỗ quá độ, ánh hào quang của Núi Thất Tình dần mai một chỉ còn 3 đốm sáng nên đổi tên thành "Ba Sao", là tiền đề của Chùa Tam Chúc ngày nay.
Chùa Tam Chúc là công trình tâm linh có sức ảnh hướng hàng đầu Việt Nam - bên cạnh Chùa Bái Đính và Chùa Hương. Mang đậm phong cách thiết kế của đền chùa cổ phương Bắc, đến Chùa Tam Chúc, bạn có thể tìm thấy vô số khối kiến trúc đồ sộ có giá trị cao về kiến trúc lẫn nghệ thuật. Đơn cử như Vườn Cột Kinh, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Đàn Tế Trời, Đình Tam Chúc, Bồ Đề Đại Thụ... Nhiều #teamKlook chọn Chùa Tam Chúc là địa điểm du lịch hành hương yêu thích cũng bởi không gian "check-in" lung linh nơi đây!
Chùa Tam Chúc
- Địa chỉ: Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
10. Chùa Địa Tạng Phi Lai - Hà Nam
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi khoảng 70km về hướng Hà Nam là đến được Chùa Địa Tạng Phi Lai. Đây được xem như "nhà chung" của vô số cổ vật quý báu, có giá trị cao về văn hoá và nghệ thuật; đồng thời, là điểm đến du lịch hành hương thiền tịnh cho #teamKlook.
Chùa Địa Tạng Phi Lai có tên cũ Chùa Đùng, từng là nơi lui tới của Vua Trần Nghệ Tông và Vua Tự Đức. Trải qua nhiều thăng trầm của hàng nghìn năm lịch sử, diện mạo Chùa Địa Tạng Phi Lai có thể chẳng còn bề thế như xưa nhưng vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên bầu không khí trang nghiêm, lưng tựa núi, bên trái có thanh long, bên phải có bạch hổ. Lấy trắng, vàng, nâu làm chủ đạo, Chùa Địa Tạng Phi Lai là điểm nhấn an yên giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ. Hằng năm, đông đảo Phật Tử ghé đến đây để tham gia các khoá tu ngắn hạn, nghe giảng đại, chiêm bái Phật hay đơn giản là tạm thời gác lại lo toan tủn mủn thường nhật.
Chùa Địa Tạng Phi Lai
- Địa chỉ: thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam
11. Chùa Đồng, Yên Tử - Quảng Ninh
Toạ lạc ở độ cao 1.068 mét so với mực nước biển, Chùa Đồng còn có tên gọi khác là Thiên Trúc Tự - ý chỉ “chùa cõi phật” linh thiêng giữa tầng tầng lớp lớp mây sương. Đây cũng là ngôi chùa bằng đồng lớn và nằm ở độ cao nhất Việt Nam. Chùa Đồng, Yên Tử được xây dựng từ thế kỷ XVII. Đến năm 1993, chùa được tu sửa theo kiến trúc chữ Đinh truyền thống, tái hiện dáng hình đoá sen đang khoe sắc vô cùng bắt mắt. Năm 2006, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết và ngòi bút sáng tạo của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn, Chùa Đồng lại một lần nữa được trùng tu và được lưu giữ đến tận ngày nay.
Chùa bằng đồng đúc, nặng tận 70 tấn, có chiều cao từ cột đến mái là 3.35 mét, rộng 3.6 mét và dài 4.6 mét. Rất dễ dàng nhận ra nhiều chi tiết điêu khắc tinh xảo mang đậm phong cách đời trần. Từ đỉnh núi Yên Tử, bạn có thể ngắm cả vùng thiên nhiên Đông Bắc đẹp dịu dàng, tựa như dải lụa xanh mơ màng uyển chuyển trải dài giữa núi non hùng vĩ.
Chùa Đồng, Yên Tử - Quảng Ninh
- Địa chỉ: Đỉnh Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh
Đâu có gì quý báu hơn sự bình yên nơi tâm hồn! Theo Klook Vietnam vi vu đến những ngôi chùa nổi tiếng miền Bắc thôi, đơn giản vì bạn và gia đình xứng đáng có một trải nghiệm du lịch thật trọn vẹn. Đừng quên ghé Blog của Klook để tích luỹ thêm kinh nghiệm du lịch tự túc, danh sách các ngôi chùa nổi tiếng miền Nam, gợi ý du lịch cuối tuần… nhé.
Bạn sẽ đi du lịch hành hương ở các ngôi chùa miền Bắc nổi tiếng chứ?!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: