Nếu muốn đi du lịch hành hương tại Hà Nội, bạn nên bắt đầu từ Chùa Quán Sứ. Có niên đại hàng trăm năm, Chùa Quán Sứ Hà Nội là điểm đến yêu thích của du khách lẫn cư dân địa phương, khi đang tìm kiếm chút an nhiên trong cuộc sống.
Thủ đô Hà Nội là một trong những địa danh nổi tiếng với các ngôi chùa, đình, đền cổ linh thiêng hàng trăm năm tuổi. Mỗi công trình tâm linh ở mảnh đất này, dù lớn hay nhỏ, đều có lịch sử riêng và kiến trúc độc đáo, bắt nguồn từ bề dày nghìn năm văn hiến, thu hút rất nhiều người đến tham quan, tìm hiểu.
Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội đó là Chùa Quán Sứ, một ngôi cổ tự tọa lạc ngay giữa trung tâm Hà Nội và cũng là điểm hành hương lớn của nhiều tăng ni, Phật tử, và khách thập phương khi đến du lịch Hà Nội. Cùng Klook đi dạo một vòng quanh thủ đô Hà Nội và dừng chân khám phá Chùa Quán Sứ nhé.
Giới Thiệu Chùa Quán Sứ Hà Nội
Được thành lập từ khoảng thế kỷ XIV – XV, Chùa Quán Sứ không chỉ là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất ở Hà thành, mà còn là văn phòng trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập vào năm 1981. “Quán Sứ” có nghĩa là nơi ở của sứ giả, bắt nguồn từ lịch sử hình thành của ngôi chùa.
Nét đặc trưng dễ thấy ở Chùa Quán Sứ nằm ở tên chùa và các câu đối được viết bằng chữ quốc ngữ. Điều này khá hiếm hoi vì thông thường, tên và các câu đối ở chùa thường là chữ Hán. Trong gần nửa thế kỷ, Chùa Quán Sứ thường xuyên được chọn làm nơi tổ chức những sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thế giới, các kỳ hội nghị, hội thảo do các viện nghiên cứu tôn giáo cũng như viện hàn lâm khoa học xã hội trong nước và ngoài nước tổ chức, để thúc đẩy việc nghiên cứu Phật học và sự ảnh hưởng của tư tưởng của Phật giáo đời Trần đối với văn hóa dân tộc Việt Nam.
Chùa Quán Sứ Ở Đâu?
- Chùa Quán Sứ hiện nay tọa lạc tại 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (về sau đổi thành tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Chùa Quán Sứ nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, cách khu vực Hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 1km.
Hướng Dẫn Cách Đi Đến Chùa Quán Sứ
Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc công cộng để di chuyển đến Chùa Quán Sứ, tất cả đều thuận lợi và dễ dàng.
Nếu đi bằng ô tô, xe máy, từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn theo đường Lê Thái Tổ đi về phía đường Bà Triệu. Khi đến ngã tư với Trần Hưng Đạo thì rẽ phải và tiếp tục đi cho đến khi gặp vòng xoay Quảng trường Lao Động thì rẽ vào phố Quán Sứ, đi thêm khoảng 150m nữa là đến địa chỉ Chùa Quán Sứ.
Bạn có thể gửi xe tại một điểm giữ xe gần đó rồi đi bộ vào chùa.
Đối với các bạn đi bằng xe buýt, thì có thể chọn các tuyến: 01, 32, 40 có điểm dừng rất gần Chùa Quán Sứ.
Một trải nghiệm tham quan thú vị khác cho bạn đó là trải nghiệm những chiếc xe buýt Hop-on Hop-off ngắm cảnh ở Hà Nội. Lộ trình xe buýt sẽ đưa bạn đi qua những ngôi đền, chùa nổi tiếng của Hà Nội như Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, và tất nhiên là không thể thiếu Chùa Quán Sứ.
Mặc dù bạn có thể hoàn toàn tự lái xe vi vu đến Chùa Quán Sứ, nhưng nếu đây là lần đầu tiên đến du lịch Hà Nội, hoặc di chuyển theo nhóm đông, thì tốt nhất là thuê xe riêng có kèm tài xế để tiết kiệm và an toàn hơn nè.
Giờ Mở Cửa Chùa Quán Sứ
Bạn có thể đến thắp hương, tham quan, vãn cảnh Chùa Quán Sứ từ lúc 6h00 đến 19h00 tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên vào các dịp lễ, chùa có thể đóng cửa muộn hơn một chút so với ngày thường.
Lịch Sử Chùa Quán Sứ
Theo tập La Thành cổ tích vịnh do tiến sĩ Trần Bá Lãm biên soạn năm 1787, vào khoảng thế kỷ XIV, dưới thời vua Trần Dụ Tông, triều đình đã cho xây một tòa nhà để tiếp các sứ thần từ các nước phía Nam (Chiêm Thành, Vạn Tượng, và Ai Lao) sang kinh thành Thăng Long để triều cống
Do các sứ thần đều sùng đạo Phật nên nhà vua đã lập thêm một ngôi chùa ngay tại công quán để họ có thể hành lễ trong thời gian nghỉ ngơi tại đây, và đặt tên là Chùa Quán Sứ. Về sau, nhà Lê trung hưng vẫn giữ nề nếp ấy.
Mặt khác, sách Hoàng Lê nhất thống chí thì ghi chép rằng Chùa Quán Sứ được dựng lên vào thời vua Lê Thế Tông, tức khoảng thế kỷ XV. Thời gian đã xóa dấu tích khu nhà công quán không còn nữa nhưng Chùa Quán Sứ vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong bài văn được khắc trên tấm bia trong chùa dựng vào năm 1855, tiến sĩ Lê Duy Trung có đề cập rằng vào thời vua Gia Long, khi Thăng Long trở thành Bắc Thành và triều đình nhà Nguyễn dời vào Phú Xuân lập kinh đô mới, Chùa Quán Sứ cũng theo đó trở thành nơi hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân.
Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ thờ cúng và lễ bái cho quân nhân ở đồn này.
Khi quân nhân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng, trụ trì mới cho tôn tạo và xây dựng thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông.
Năm 1934, Chùa Quán Sứ trở thành trụ sở trung tâm Bắc kỳ Phật giáo Hội, nay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau khi hội được thành lập ngay tại chùa.
Năm 1942, Hòa thượng Tổ Vĩnh Nghiêm xét duyệt bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng để xây lại Chùa Quán Sứ như chúng ta thấy ngày nay.
Vào năm 1951, Đại hội Phật giáo ba miền Bắc – Trung – Nam đã thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Chính trong dịp này, Hòa thượng Thích Tố Liên, trụ trì Chùa Quán Sứ, đã tặng Đại hội lá cờ Phật giáo thế giới do Ngài mang về từ Colombo. Sau đó, Đại hội đã thông qua việc lấy lá cờ này làm cờ Phật giáo Việt Nam và cho lá cờ được tung bay lần đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, ngay tại khuôn viên Chùa Quán Sứ.
Từ năm 1990, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đặt văn phòng tại Chùa Quán Sứ để phục vụ nhu cầu tìm hiểu Phật giáo của các Tăng ni, Phật tử ở khu vực phía Bắc.
Kiến Trúc Chùa Quán Sứ
Sau nhiều lần trùng tu và xây dựng, ngày nay, công trình Chùa Quán Sứ bao gồm các hạng mục: tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, tăng phòng và giảng đường.
Tổng thể Chùa Quán Sứ là sự kết hợp tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn của miền Bắc, tuân theo bố cục “nội Công ngoại Quốc”. Từng khung cửa được làm bằng gỗ quý, tạo nên nét cổ kính cho ngôi chùa.
Tam quan chùa có 3 tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Từ ngoài nhìn vào, Chùa Quán Sứ mang đậm phong cách đình chùa của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ.
Từ cổng tam quan, đi qua một khoảng sân lát gạch là đến 11 bậc thềm dẫn vào chính điện. Không gian chính điện được xây theo hình vuông, bao gồm 2 tầng, xung quanh là hành lang. Tòa Tam Bảo đặt ở tầng 2, còn tầng dưới là để cách ẩm.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm với các pho tượng lớn, thếp vàng lộng lẫy được đặt theo từng bậc. Bậc cao nhất trong cùng là ban thờ tượng ba vị Phật Tam Thế. Kế tiếp là Phật A Di Đà ở giữa, 2 bên là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc tiếp theo thờ Phật Thích Ca ở giữa, 2 bên Tôn giả A Nan Đà và Ca Diếp. Ở bậc thấp nhất, phía ngoài cùng là Tòa Cửu Long đặt giữa tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.
Bên phải chính điện là ban thờ Lý Quốc Sư, tức Thiền sư Nguyễn Minh Không và 2 thị giả; còn bên trái chính điện thờ Đức Ông, Châu Sương, Quan Bình.
Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thời Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Tuy được xây từ rất lâu, nhưng Chùa Quán Sứ vẫn luôn giữ gìn chính pháp và không thờ Mẫu và Tam – Tứ Phủ, vốn không thuộc Phật giáo.
Sau khi được trùng tu và nâng cấp, các công trình nhà chính, nhà phụ được xây cao và rộng rãi với lớp vôi vàng. Hai bên và sau sân chùa là thư viện, nhà khách, tăng phòng và giảng đường. Tòa nhà hậu đường được nối với chính điện thông qua cầu thang lộ thiên ở tầng giữa.
Chùa Quán Sứ là là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Chùa Quán Sứ Thờ Ai?
Chùa Quán Sứ là nơi thờ Phật, các vị Bồ Tát, và Thiền sư Nguyễn Minh Không, một vị thiền sư nổi tiếng thời Lý. Ngoài ra, gian Quán Âm của chùa còn trưng bày bức tượng sáp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ với tạo hình rất chân thực. Ngài là người đã có nhiều đóng góp trong việc thống nhất các hệ phái và các tổ chức Phật giáo trong cả nước để cho ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981.
Lễ Hội Chùa Quán Sứ
Trong các ngày mùng 1, ngày rằm, hay những dịp lễ, Tết, các Phật tử và du khách thường tề tựu về Chùa Quán Sứ để cầu bình an, sức khỏe, may mắn, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, hàng năm Chùa Quán Sứ còn tổ chức hoạt động mừng Lễ Phật Đản, Lễ Quy Y Tam Bảo, Lễ Mông Sơn Thí Thực.
Vào mỗi dịp Phật Đản, các tăng ni, Phật tử tham gia rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, dự Lễ Quy Y Tam Bảo, phóng sinh cầu nguyện cho hòa bình, quốc thái dân an, và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Chùa Quán Sứ còn thường xuyên tổ chức buổi lễ cầu siêu cho các sinh linh bé nhỏ trong dịp Vu Lan, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những người đã mất vì thiên tai, lũ lụt, tai nạn giao thông.
Các Khách Sạn Ở Gần Chùa Quán Sứ
Nếu bạn muốn tìm chỗ lưu trú gần Chùa Quán Sứ thì không có gì là khó, vì khu vực quận Hoàn Kiếm có rất nhiều khách sạn Hà Nội, homestay Hà Nội view xịn, giá mềm cho bạn lựa chọn. Nhớ là đặt phòng khách sạn qua trang Klook và nhập mã ưu đãi Klook để có ngay một nơi nghỉ ngơi thật tuyệt vời ngay trung tâm thành phố Hà Nội nè.
1. Mövenpick Hotel Hanoi
- Địa chỉ: 83A phố Lý Thường Kiệt, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: từ 1.814.000đ/đêm
2. Hanoi Lotus Boutique Hotel
- Địa chỉ: 2 phố Hội Vũ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: từ 1.227.000đ/đêm
3. Au Coeur d'Hanoi Apartment
- Địa chỉ: 82H phố Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: từ 1.578.000đ/đêm
4. Lenid Hotel Tho Nhuom
- Địa chỉ: 54 phố Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: từ 977.000đ/đêm
5. Lotus Homestay Hanoi
- Địa chỉ: 6 đường Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: từ 700.000đ/đêm
Gợi Ý Các Địa Điểm Du Lịch Gần Chùa Quán Sứ
Sau khi hành hương, tham quan Chùa Quán Sứ, bạn có thể thưởng thức đặc sản Hà Nội ở Hồ Gươm, rồi ghé qua hàng loạt các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: Phố cổ Hà Nội, Phố sách Hà Nội, Nhà thờ lớn Hà Nội, Nhà hát lớn Hà Nội, Đền Quán Thánh, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn, Chợ Đồng Xuân, và rất nhiều địa chỉ vui chơi ở Hà Nội khác nữa.
Chưa hết, với ưu đãi “cực khủng” từ Klook, hãy thử một lần leo lên đài quan sát Skywalk trong suốt đầu tiên tại Đông Nam Á để ngắm trọn vẹn thủ đô từ tầng thượng của Lotte Center, hay “bung xõa” hết mình tại thiên đường vận động Jump Arena.
Dù bạn là dân Hà thành hay du khách, thì nếu có dịp du lịch Hà Nội, hãy đến thăm Chùa Quán Sứ để cảm nhận không gian cổ kính và văn hóa Phật giáo tuôn chảy theo dòng lịch sử của Việt Nam. Và cũng đừng quên truy cập Klook Vietnam để biết thêm về kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc, các địa điểm du lịch hấp dẫn gần Hà Nội, trải nghiệm ẩm thực Hà Nội qua tour phố cổ, và rất nhiều ưu đãi lớn khi đặt dịch vụ du lịch Hà Nội.
Lên kế hoạch vi vu Chùa Quán Sứ ngay cuối tuần này nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: