• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Chùa Thiên Mụ, Điểm Đến Tâm Linh Bậc Nhất Xứ Cố Đô

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 15/11/2024
    chua-thien-mu-hue
    Chùa Thiên Mụ là biểu tượng của cố đô Huế với kiến trúc tuyệt đẹp. Trải qua hàng trăm năm Chùa Thiên Mụ vẫn giữ nguyên sức hút với du khách thập hương. 
    Chùa Thiên Mụ, hay còn gọi là chùa Linh Mụ, là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Huế. Với kiến trúc độc đáo và vị trí đắc địa, chùa Thiên Mụ đã trở thành biểu tượng của cố đô. Tiếng chuông chùa ngân xa hòa quyện cùng dòng sông Hương đã đi vào thơ ca của không biết bao nhạc sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm vượt thời gian.
    Hãy cùng Klook Vietnam khám phá những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về chùa Thiên Mụ nhé!

    Chùa Thiên Mụ Ở Đâu?

    Chùa Thiên Mụ Ở Đâu?
    Chùa Thiên Mụ nằm uy nghi trên đồi Hà Khê, thuộc đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long. Khu vực này ở phía bờ Bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng hơn 5km. Được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ đã chứng kiến thăng trầm của lịch sử và trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc.
    Ngôi chùa này với vẻ đẹp tổng hòa của các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh và nghệ thuật, đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến Huế. Công trình nổi bật nhất của chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên sừng sững trước chùa - thu hút mọi ánh nhìn. Ngọn tháp 7 tầng này là biểu tượng của sự giác ngộ và cầu mong bình an.
    Bạn Biết Gì Về Chùa Thiên Mụ Huế?
    Chùa Thiên Mụ mở cửa cả ngày nên bạn có thể thoải mái tham quan. Nếu muốn chụp ảnh đẹp và tận hưởng không gian yên tĩnh của chùa thì 06h00 - 08h00 là khung giờ đẹp, ít các đoàn khách đông đúc. Còn nếu muốn ngắm nhìn hoàng hôn lãng mạn trên bờ sông Hương thì hãy có mặt vào khoảng từ 17h00 - 18h00 nhé! Chùa Thiên Mụ hoàn toàn miễn phí vé vào, bạn có thể thỏa sức khám phá ngôi chùa cổ kính này mà không phải lo lắng về chi phí.

    Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Thiên Mụ Huế Cho Hội Tự Túc

    Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Thiên Mụ Huế
    Để đến với chùa Thiên Mụ, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô tự lái, taxi, hoặc tham gia tour du lịch để khám phá cùng hướng dẫn viên.

    1. Di Chuyển Đến Chùa Thiên Mụ Bằng Thuyền Rồng

    Trên hành trình từ bến Toà Khâm đến chùa Thiên Mụ, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thư thái trên thuyền rồng trong 30 phút, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Hương và khám phá danh sách địa danh nổi tiếng của cố đô Huế.

    2. Di Chuyển Bằng Ô Tô Hoặc Xe Máy

    Nếu bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy thì sẽ mất khoảng 10 phút. Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Lê Lợi hoặc đường Hùng Vương, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Phúc Nguyên. Tiếp tục đi thẳng, bạn sẽ thấy chùa Thiên Mụ nằm bên phải.

    3. Di Chuyển Đến Chùa Thiên Mụ Bằng Xe Đạp

    Bạn có thể thuê xe đạp để vi vu đến chùa Thiên Mụ vì con đường rất đẹp và khá ngắn, kết hợp tham quan Văn Miếu Huế và chùa Huyền Không. Tuy nhiên bạn nên đạp xe vào sáng sớm để tránh nóng và chú tý lưu lượng xe trên đường nhé.

    4. Thuê Xe Đến Chùa Thiên Mụ Có Tài Xế Riêng

    Với dịch vụ thuê xe riêng có tài xế từ Klook, bạn tự do lên lịch trình, thoải mái di chuyển đến các điểm đến nổi tiếng như Đại Nội, lăng tẩm, phố cổ Hội An... Tài xế sẽ đưa đón bạn tận nơi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tận hưởng trọn vẹn chuyến đi.

    Tìm Hiểu Lịch Sử Chùa Thiên Mụ Ở Huế

    Lịch Sử Chùa Thiên Mụ Huế
    Thiên Mụ là một trong hai ngôi Quốc tự (bên cạnh Sùng Hoá) ra đời sớm nhất tại Đàng Trong, không chỉ là điểm quy hướng tâm linh của cộng đồng mà còn là nơi thường diễn ra các Quốc lễ, các nghi lễ Phật giáo quan trọng kể từ đầu thế kỷ 17.
    Tương truyền, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã tình cờ phát hiện ra đồi Hà Khê có thế đất tựa như một con rồng đang quay đầu. Chính vì thế, vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đã quyết định xây dựng chùa Thiên Mụ ngay tại đây, để tụ hội linh khí đất trời, cầu mong sự thịnh vượng cho dòng họ Nguyễn.
    Giá Vé Tham Quan Chùa Thiên Mụ Tham Khảo
    Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho tu sửa chùa nhưng quy mô thế nào thì sử liệu không nói rõ. Đến năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc một chiếc chuông đồng khổng lồ, nặng tới hơn hai tấn, mang tên Đại Hồng Chung. Bài minh khắc trên chuông như một lời tuyên ngôn về sự thịnh vượng của dòng họ Nguyễn.
    Chùa Thiên Mụ Huế Có Gì Hay?
    Không dừng lại ở đó, vào năm 1714, theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đại trùng tu Thiên Mụ thành ngôi tráng lệ chưa từng có thời bấy giờ. Hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp... lần lượt được xây dựng, nhưng dấu vết của nhiều công trình này đã dần bị xóa nhòa.
    Lịch Sử Chùa Thiên Mụ Huế
    Năm 1844, để tỏ lòng thành kính với Thái hậu, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng một ngọn tháp bát giác nguy nga, đặt tên là Từ Nhân (sau đổi thành Phước Duyên), cùng với đình Hương Nguyện để tưởng nhớ công lao to lớn của bà. Đồng thời, hai tấm bia đá được dựng lên để ghi lại sự kiện trọng đại này và những bài thơ văn ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của nhà vua.

    Chùa Thiên Mụ Ở Huế Có Gì Đặc Sắc?

    Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử sừng sững bên bờ sông Hương. Chùa sống mãi trong tâm thức của người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung. Khuôn viên chùa có nhiều công trình nổi tiếng bạn không nên bỏ qua như:

    1. Cổng Tam Quan - Chùa Thiên Mụ

    Tam Quan Chùa Thiên Mụ
    Cổng Tam Quan là điểm đầu tiên bạn đi qua khi bước chân vào chùa Thiên Mụ. Đây là cổng chính dẫn thẳng vào chùa. Cổng có tổng cộng 2 tầng, 8 mái và 3 mối đi có cửa bằng gỗ son đỏ kiên cố. Xung quanh cổng là các bức tượng thần Hộ Pháp trấn giữ sự bình yên ngôi chùa.

    2. Tháp Phước Duyên - Chùa Thiên Mụ

    Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ
    Tháp Phước Duyên là biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Được xây dựng trước chùa vào năm 1844, tháp này có chiều cao 21 mét và 7 tầng. Mỗi tầng đều có tượng Phật. Bên trong có một cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất, nơi có bức tượng Phật bằng vàng trước đây. 
    Hai bên tháp Phước Duyên có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đình Hương Nguyện nằm ở phía trước tháp.
    Trận bão năm 1904 đã khiến đình Hương Nguyên bị sập hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, chùa được trùng tu, vật liệu của đình Hương Nguyện đem vào dựng thành điện Địa Tạng trên nền điện Di Lặc cũ đã sập, các tòa Thập điện Minh Vương ở hai bên điện Đại Hùng bị triệt giải.

    3. Điện Đại Hùng Ở Chùa Thiên Mụ

    Điện Đại Hùng Chùa Thiên Mụ
    Công trình kiến ​​trúc nguy nga này là chính điện chùa Thiên Mụ. Trong lần tu bổ năm 1957, toàn bộ cột, kèo, rường, bệ… đều được xây lại bằng bê tông và phủ một lớp sơn giả gỗ rồi thay thế lại bằng kết cấu gỗ trong lần trùng tu từ 2003-2006.
    Trong điện, ngoài những tượng Phật bằng đồng sáng chói, còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc thông tin cho biết khánh này do một vị quan người Quảng Trị là Trần Đình ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa. Ngoài ra, còn có một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
    Điện Đại Hùng Chùa Thiên Mụ
    Bên trong chùa có tượng Phật Di Lặc với đôi tai tinh thông để nghe nỗi khổ của thế gian, bụng to để bao dung độ lượng, và miệng rộng để mỉm cười với chúng sinh. Ở trung tâm là tượng Tam Thế Phật, bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến.
    Đi dọc theo con đường phía sau vườn có phòng trưng bày ảnh và chiếc xe Austin gắn liền với sự kiện bi hùng của hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào năm 1963 để phản đối chế độ đàn áp Phật giáo. Cuối khu vườn là mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu - vị trụ trì đã cống hiến cả cuộc đời mình trong việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

    4. Điện Địa Tạng Ở Chùa Thiên Mụ

    Điện Địa Tạng Chùa Thiên Mụ
    Điện Địa Tạng nằm sau điện Đại Hùng và được ngăn cách bằng khoảng sân rộng trồng nhiều cây xanh. Nó nằm trên nền đất rộng rãi của điện Di Lặc cũ. Con đường bên trái Đại Hùng đi vào bên trong chùa.
    Ban đầu, từ năm 1907, điện Địa Tạng được xây lên để thờ Quan Công, một điều khá phổ biến trong các ngôi chùa cổ Việt Nam, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Người ta tin rằng Quan Công rất linh thiêng, thấu hiểu âm dương và có thể dự đoán được điềm lành, điều dữ. Vì thế, bạn sẽ tìm thấy bộ hình xăm thẻ ở điện Địa Tạng.

    5. Đại Hồng Chung Ở Chùa Thiên Mụ

    Đại Hồng Chung Chùa Thiên Mụ
    Nguồn ảnh: daidoanket
    Một điểm nhấn đặc biệt của chùa Thiên Mụ chính là quả đại hồng chung - một quả chuông đồng lớn, biểu tượng của sự tinh xảo trong nghệ thuật đúc đồng và mang nhiều ý nghĩa tâm linh, được công nhận là Bảo vật Quốc gia từ năm 2013. Hiện nay chuông chỉ được xem như một pháp khí của chùa chứ không đánh.
    Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc đại hồng chung để cúng dường cho quốc tự. Dù đã 300 năm tuổi nhưng đại hồng chung vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm vốn có. Đây là một đại hồng chung rất lớn với chiều cao 2,5m và đường kính miệng 1,40m. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”.
    Đại Hồng Chung Chùa Thiên Mụ
    Nguồn ảnh: afamily
    Hoa văn trình bày trên chuông rất phong phú, thể hiện trình độ mỹ thuật cao. Các mô-típ long phụng rất sinh động bao gồm bốn con rồng quẫy mình, bốn con phượng bay, và cành lá uốn lượn nối tiếp như sóng lượn. Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ là sự kết hợp mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn.

    6. Xe Cổ Austin Westminster Ở Chùa Thiên Mụ

    Xe Cổ Austin Westminster
    Nguồn ảnh: tintucvietnam
    Trong chùa Thiên Mụ có trưng bày chiếc ô tô cổ được người dân gìn giữ cẩn thận. Đây là chiếc xe có nhãn hiệu Austin Westminster đã cùng diễu hành và đưa tiễn Hòa Thượng Thích Quảng Đức trong ngày Người tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm vào năm 1963.
    Gần nửa thế kỷ trôi qua, chiếc ô tô Austin Westminster vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cổ điển, sang trọng. Dù nó đã trở nên cũ kỹ và hoen gỉ theo thời gian nhưng chiếc xe mang biển số DBA 599 sẽ còn sống mãi với sự kiện tự thiêu bi thương của vị Tổ sư yêu nước Thích Quảng Đức.

    Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Thiên Mụ Tự Túc Cực Hữu Ích

    Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Thiên Mụ Tự Túc
    Nguồn ảnh: nld
    Vì đây là di tích đền chùa, khi tham quan Chùa Thiên Mụ, bạn hãy chú ý mặc trang phục tối giản, lịch sự và kín đáo. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với nơi thờ tự mà còn giúp duy trì vẻ trang nghiêm của chùa.
    Khi vào khuôn viên chùa, bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, tránh gây tiếng ồn hay nói tục để không làm ảnh hưởng đến không gian linh thiêng, thanh tịnh của nơi đây. Sự yên bình và tôn nghiêm tại chùa là điều cần được tôn trọng và giữ gìn.
    Trong chùa có rất nhiều gian hàng bày bán các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Huế như nón lá, áo dài, trang sức, quà lưu niệm... Bạn có thể tự do lựa chọn và thương lượng giá sao cho phù hợp. Tuy nhiên, tốt nhất là nên mua hàng bên trong khuôn viên chùa thay vì bên ngoài để tránh gặp phải các sản phẩm kém chất lượng và cũng để ủng hộ các gian hàng chính thức nhé.

    Các Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Gần Chùa Thiên Mụ Ở Huế

    Có rất nhiều địa điểm du lịch Huế nổi tiếng gần chùa Thiên Mụ mà bạn có thể kết hợp trong hành trình khám phá chùa Thiên Mụ như:

    1. Đại Nội Huế - Tham Quan Cố Đô Lịch Sử

    Đại Nội Huế
    Là trái tim của cố đô Huế, Đại Nội là một quần thể kiến trúc đồ sộ, tráng lệ, từng là nơi sinh sống và làm việc của các vị vua nhà Nguyễn. Các công trình kiến trúc như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành... như một bảo tàng sống động, tái hiện lại cuộc sống hoàng cung xưa.

    2. Lăng Vua Tự Đức Ở Huế

    Lăng Vua Tự Đức
    Lăng Tự Đức là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và đẹp nhất của các vua nhà Nguyễn. Lăng tẩm này là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên và nhân tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân của vua Tự Đức - một tâm hồn yêu thiên nhiên, văn hóa và nghệ thuật.

    3. Lăng Vua Khải Định Ở Huế

    Lăng Vua Khải Định
    Lăng Khải Định là sự pha trộn giữa kiến trúc Á Đông và châu Âu. Các đường nét hoa văn tinh xảo, màu sắc rực rỡ, cùng với việc sử dụng nhiều chất liệu cao cấp như đá hoa cương, men sứ... đã tạo nên một không gian vừa trang nghiêm, vừa sang trọng.

    4. Lăng Vua Minh Mạng Ở Huế

    Lăng Vua Minh Mạng
    Lăng Minh Mạng, hay còn gọi là Hiếu Lăng, là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ và tráng lệ nhất trong quần thể lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn tại Huế. Toàn bộ khu lăng tẩm được bố trí theo một trục chính, với các công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, tạo nên một không gian uy nghiêm và trang trọng.

    4. Chợ Đông Ba - Thiên Đường Ẩm Thực Huế

    Chợ Đông Ba
    Nguồn ảnh: laodong
    Chợ Đông Ba không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là một điểm đến văn hóa hấp dẫn. Tại đây, bạn có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đến những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Huế. Nếu bạn đang không biết mua gì làm quà cho người thân, bạn bè, hãy thử làm một vòng chợ Đông Ba xem sao nha!

    5. Nhà Vườn An Hiên Ở Huế

    Nhà Vườn An Hiên
    Nguồn ảnh: laodong
    Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, An Hiên từng là nơi ở của công chúa thứ 18 của vua Dục Đức. Ngôi nhà vườn này mang đậm phong cách kiến trúc nhà rường Huế, với hệ thống cột gỗ chắc chắn, mái ngói âm dương và những bức chạm khắc tinh xảo. Đến đây để trải nghiệm cuộc sống của người dân Huế khi xưa bạn nhé!

    6. Ngắm Trọn Thành Phố Huế Từ Đồi Vọng Cảnh

    Đồi Vọng Cảnh
    Nguồn ảnh: thanhnien
    Ngự trị trên một ngọn đồi cao, Đồi Vọng Cảnh là nơi tuyệt đẹp để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Huế. Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng sông Hương, cầu Tràng Tiền, cũng như những ngôi chùa cổ kính khác... Đừng quên chụp thật nhiều ảnh đẹp làm kỷ niệm nha.

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Nhất định phải chiêm ngưỡng Chùa Thiên Mụ ở Huế ít nhất một lần trong đời, #teamKlook có đồng ý không?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: