• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Chùa Trấn Quốc - Điểm Son Lịch Sử & Văn Hoá Ở Hà Nội

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 14/5/2024
    chua-tran-quoc
    Chùa Trấn Quốc ở đâu? Có gì đặc sắc ở Chùa Trấn Quốc Hà Nội? Dù có phải là người theo đạo Phật hay không, chuyến đi đến Chùa Trấn Quốc, Hà Nội sẽ mang đến cho bạn góc nhìn thú vị về văn hoá, lịch sử, văn hoá của Việt Nam. Lên đường ngay và luôn nhé!
    Thủ đô Hà Nội xưa nay được biết đến là một vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ có danh lam thắng cảnh, mà còn có rất nhiều đền, chùa – đặc trưng cho một nền văn hóa tâm linh bao đời tiếp nối. Trong đó, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lâu đời nhất Thăng Long – Hà Nội đó là Chùa Trấn Quốc, một điểm dừng chân có giá trị về tâm linh, lịch sử, lẫn kiến trúc, đã tồn tại gần 1.500 năm.
    Hiện nay, Chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi dâng lễ, cầu an của các Phật tử mà còn là chốn vãn cảnh lý tưởng cho du khách. Vì thế, sẽ là một thiếu sót không nhỏ nếu đi du lịch Hà Nội mà không ghé qua Chùa Trấn Quốc đó.

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!

    Giới Thiệu Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    chua-tran-quoc-ha-noi
    Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ kính, vẹn nguyên dáng hình như thuở tạo dựng ban đầu cách đây 1.500 năm. Ngôi chùa này nguyên là Chùa Khai Quốc, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, Trần. 
    Ngày nay, Chùa Trấn Quốc nổi tiếng với kiến trúc vô cùng đặc sắc, tựa như một đài sen đang nở rộ, sang trọng mà cổ kính giữa hồ nước mênh mang, tĩnh lặng, tạo cảm giác thư giãn, an yên tuyệt đối cho người hành hương.
    Không chỉ là một di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc, chùa Trấn Quốc còn là một tuyệt tác kiến trúc, một viên ngọc quý tỏa sáng trên trường quốc tế. Vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh và linh thiêng của cửa Phật đã thu hút không chỉ Phật tử thập phương mà còn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

    Những giá trị độc đáo của chùa Trấn Quốc đã được công nhận và vinh danh trên nhiều trang báo và tạp chí uy tín toàn cầu:

    • 2016: Chùa Trấn Quốc được Daily Mail bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
    • 2017: Wanderlust xếp chùa Trấn Quốc vào vị trí thứ ba trong danh sách 10 ngôi chùa đẹp nhất, hài hòa với thiên nhiên.
    • 2019: National Geographic vinh danh chùa Trấn Quốc trong danh sách những ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc đẹp nhất thế giới, xứng đáng là điểm đến tâm linh không thể bỏ lỡ.
    Những giải thưởng quốc tế này không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của chùa Trấn Quốc như một biểu tượng văn hóa, một điểm đến tâm linh thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế.

    Chùa Trấn Quốc Ở Đâu?

    Chùa Trấn Quốc hiện nay nằm trên một hòn đảo ở phía Đông của Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên, thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

    Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    chua-tran-quoc-ha-noi
    Chùa Trấn Quốc nằm ở khu vực Hồ Tây, nên bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng. 
    • Đối với những bạn đi bằng ô tô, xe máy từ trung tâm thành phố thì sẽ mất khoảng 20 phút và có thể gửi xe miễn phí tại chùa. 
    • Còn nếu đi bằng xe buýt, hãy đi tuyến số 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia) có điểm dừng rất gần cổng chùa.
    • Ngoài ra, thuê xe ô tô riêng có kèm tài xế luôn là giải pháp tối ưu cho bạn, nhất là khi đi với gia đình hoặc một nhóm bạn bè. Chỉ cần yên tâm ngồi ngắm cảnh phố phường Hà Nội, mọi việc khác để bác tài lo nhé.
    Bạn có thê thuê xe hơi riêng ở Hà Nội ngay trên Klook Vietnam để nhận được mức giá ưu đãi cùng nhiều tiện ích đi kèm hấp dẫn. Thoả thích tham quan Chùa Trấn Quốc cùng nhiều địa điểm du lịch Hà Nội danh tiếng khác. 

    Giờ Mở Cửa Chùa Trấn Quốc Tham Khảo

    • Chùa Trấn Quốc mở cửa từ 8h00 đến 16h00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật.
    • Vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng thì chùa mở cửa từ 6h00 đến 20h00.
    (*) Riêng tối giao thừa thì chùa Trấn Quốc mở cửa hết đêm để đón chào Phật tử đến cúng bái, cầu nguyện điều may mắn, phước lành và chia sẻ niềm vui trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.  

    Lịch Sử Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    chua-tran-quoc-o-dau
    Chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Hà Thành, đã trải qua hơn 15 thế kỷ tồn tại và phát triển, trở thành chứng nhân lịch sử của biết bao thăng trầm đất nước.

    1. Từ Khai Quốc đến An Quốc

    Hành trình của chùa Trấn Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 dưới triều Tiền Lý, khi đó mang tên Khai Quốc, tọa lạc tại làng Yên Hòa (nay là Yên Phụ). Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông đổi tên thành An Quốc, với mong muốn đất nước luôn được bình yên và thịnh vượng.

    2. Dấu Ấn Nhà Lý, Nhà Trần

    Năm 1615, chùa được dời về vị trí hiện nay, trên nền cũ của cung Thúy Hoa (nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (nhà Trần), tiếp tục là nơi tu hành và chiêm bái của đông đảo Phật tử.

    3. Trấn Quốc: Tên Gọi Vượt Thời Gian

    Dưới thời Lê Hy Tông, chùa được đổi tên thành Trấn Quốc, cái tên đã gắn bó và trở nên quen thuộc với người dân Hà Thành cho đến ngày nay, dù từng có thời gian ngắn được đổi thành Trấn Bắc dưới triều Nguyễn.

    4. Trùng Tu, Tôn Tạo Qua Các Triều Đại

    Trải qua nhiều triều đại, chùa Trấn Quốc luôn được các bậc vua chúa quan tâm, trùng tu và tôn tạo. Chúa Trịnh Tráng cho sửa cổng tam quan, xây hành lang hai bên. Vua Minh Mạng ban bạc để mở rộng chùa. Vua Thiệu Trị ban vàng và tiền để trùng tu, xây dựng thêm tượng và đúc chuông.
    Chính những nỗ lực gìn giữ và tôn tạo qua hàng trăm năm đã giúp chùa Trấn Quốc ngày nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm, trở thành điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của người dân và du khách thập phương.

    Chùa Trấn Quốc Thờ Ai? 

    Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông, bên trong điện thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm. Ngoài ra, còn có ban thờ Quan Vũ, Quan Bình, Chu Thương, Đức Ông cùng các thị giả.

    Kiến Trúc Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    Chùa Trấn Quốc Thờ Ai
    Kiến trúc chùa Trấn Quốc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nghệ thuật Phật giáo và vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình. Mỗi chi tiết, mỗi đường nét đều thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế của bàn tay người nghệ nhân xưa, đồng thời tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc kiến trúc Phật giáo truyền thống.

    1. Bố Cục Chữ Công Uy Nghi

    Giống như nhiều ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam, chùa Trấn Quốc được xây dựng theo bố cục chữ Công (工) truyền thống, gồm ba nếp nhà chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện, nối liền với nhau tạo nên một tổng thể uy nghiêm và hài hòa. Tiền đường hướng về phía Tây, hai bên là hành lang dẫn đến Thiêu hương và Thượng điện. Phía sau là gác chuông cổ kính, nhà tổ, nhà bia và vườn tháp.

    2. Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen

    Chùa Trấn Quốc Thờ Ai
    Điểm nhấn nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Trấn Quốc là Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen, được xây dựng năm 1998. Ngọn tháp 11 tầng với 6 ô cửa vòm mỗi tầng, trên đỉnh là đài sen 9 tầng, tượng trưng cho chín phẩm liên hoa, là biểu tượng của sự giác ngộ và giải thoát trong Phật giáo.
    Đối diện với Bảo Tháp là cây bồ đề thiêng liêng, được chiết từ cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Đây là món quà quý giá mà Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đã tặng cho chùa Trấn Quốc trong chuyến thăm Hà Nội năm 1959.

    3. Xứng Danh Di Sản Văn Hóa Quốc Gia

    Với những giá trị lịch sử và kiến trúc vô giá, chùa Trấn Quốc đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là một bảo tàng sống động, lưu giữ những dấu ấn văn hóa và lịch sử của dân tộc qua hàng ngàn năm.

    Văn Khấn Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    Chùa Trấn Quốc Thờ Ai
    Từ bao đời nay, chùa Trấn Quốc đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Hà Thành và du khách thập phương, đặc biệt là vào mỗi dịp đầu năm mới. Với không gian linh thiêng và trầm mặc, chùa Trấn Quốc là nơi để mỗi người gửi gắm những ước nguyện bình an, may mắn và hạnh phúc.
    Để thể hiện lòng thành kính và cầu nguyện được linh ứng, du khách thường chuẩn bị lễ vật và văn khấn trước khi đến chùa. Lễ vật thường gồm hương, hoa, quả, oản phẩm và tiền vàng. Văn khấn có thể là văn khấn ban Tam Bảo, văn khấn Đức Ông, văn khấn Phật Bà Quan Âm, văn khấn cầu siêu, văn khấn cầu an, tùy theo mục đích và tâm nguyện của mỗi người.
    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi đến chùa Trấn Quốc không phải là lễ vật hay văn khấn cầu kỳ, mà là tấm lòng thành kính và sự tập trung trong mỗi lời cầu nguyện. Hãy để tâm hồn lắng đọng, thả lỏng cơ thể và tâm trí, hòa mình vào không gian thanh tịnh của chùa, để mỗi lời cầu nguyện đều xuất phát từ trái tim chân thành nhé.

    Chùa Trấn Quốc Có Gì Đặc Sắc? Cùng Khám Phá Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    Mỗi hạng mục công trình ở Chùa Trấn Quốc đều mang nét đặc sắc riêng, #teamKlook nhớ check-in ở những công trình nổi bật nhất ở đây nhé!

    1. Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen Ở Chùa Trấn Quốc

    Kiến Trúc Chùa Trấn Quốc
    Bước qua tam quan, bạn sẽ thấy ngọn tháp nâu đỏ sừng sững trước mặt. Đó chính là Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen. Ngọn tháp tuyệt đẹp gồm 11 tầng, mỗi tầng có đến 6 ô cửa vòm, mỗi ô cửa là tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng. Đỉnh tháp là 9 tầng đài sen cũng được làm bằng đá quý, được gọi là cửu phẩm liên hoa.

    2. Tiền Đường Ở Chùa Trấn Quốc

    Lịch Sử Chùa Trấn Quốc
    Đi qua vườn tháp cổ, bạn sẽ đến Tiền đường. Đây là nơi an vị của nhiều pho tượng độc đáo, đặc biệt là tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn. Pho tượng này được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, và được bình chọn là tượng Phật nằm đẹp nhất Việt Nam. Cùng với đó là nhiều pho tượng Phật khác được đúc bằng đồng rất đẹp.

    3. Thượng Điện Ở Chùa Trấn Quốc

    Chùa Trấn Quốc
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Thượng điện là nơi lưu trữ 14 tấm bia, khắc ghi những bài thơ của các vị trạng nguyên và tiến sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, văn bia còn cung cấp nhiều thông tin và mô tả đầy đủ những lần tu tạo chùa qua các đời vua, nhờ đó mà người đời sau biết rõ hơn về lịch sử của Chùa Trấn Quốc.

    4. Cây Bồ Đề Ở Chùa Trấn Quốc

    Chùa Trấn Quốc Hà Nội
    Nguồn ảnh: vnexpress
    Cây bồ đề ở Chùa Trấn Quốc thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách lẫn các chư tăng, Phật tử, bởi đây là cây bồ đề được chiết từ cây Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ, tượng trưng cho sự trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Qua nhiều năm, nhờ sự quan tâm chăm sóc của các sư trụ trì nên cây bồ đề vẫn phát triển tươi tốt.

     Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Trấn Quốc Tham Khảo

    Du Lịch Chùa Trấn Quốc
    Chùa Trấn Quốc mở cửa quanh năm đón khách thập phương. Tuy nhiên, để có trải nghiệm trọn vẹn nhất, bạn nên tránh những ngày lễ Tết, mùng 1 và ngày rằm, khi lượng khách đổ về đông đúc. Những ngày thường trong tháng sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn có thể thong thả dạo bước, chiêm bái và cảm nhận không gian thanh tịnh nơi cửa Phật.

    Là một chốn linh thiêng, chùa Trấn Quốc có những quy định riêng mà du khách cần lưu ý:

    • Trang phục: Lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự, tránh mặc quần áo quá ngắn hoặc hở hang.
    • Giữ gìn vệ sinh: Không xả rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp.
    • Tôn trọng không gian: Tránh cười đùa, nói chuyện lớn tiếng, gây ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa.
    • Xin phép trước khi chụp ảnh: Một số khu vực trong chùa có thể hạn chế chụp ảnh, hãy xin phép trước khi chụp.
    • Chùa Trấn Quốc là chốn linh thiêng, nên bạn lưu ý những nội quy chung của nhà chùa nhé.
    • Đến khu vực Hồ Tây mà không thưởng thức thêm một vài món ăn ngon Hà Nội thì tiếc lắm đó. Dọc bờ hồ, bạn có thể tìm thấy vài quán ăn chuẩn vị Bắc như: bún đậu Cây Đa, mì gà tần, bánh tôm Hồ Tây, bánh rán mặn Võng Thị, v.v.
    Sau khi đã chiêm bái và vãn cảnh chùa Trấn Quốc, đừng quên thưởng thức những món ngon đặc trưng của Hà Nội tại các quán ăn ven hồ Tây. Bún đậu Cây Đa, mì gà tần, bánh tôm Hồ Tây, bánh rán mặn Võng Thị,... là những gợi ý tuyệt vời cho bạn.

    Các Địa Điểm Du Lịch Gần Chùa Trấn Quốc Hà Nội

    Du Lịch Chùa Trấn Quốc
    Từ Chùa Trấn Quốc, bạn có thể dễ dàng tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Hà Nội như:
    • Phủ Tây Hồ: Ngôi đền uy nghi tọa lạc ven Hồ Tây, nơi thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
    • Hoàng Thành Thăng Long: Khu di tích lịch sử với các tòa nhà và tác phẩm điêu khắc có từ thế kỷ 11, là Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận.
    • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nơi yên nghỉ của vị cha già dân tộc Việt Nam.
    • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: Nơi trưng bày tác phẩm nghệ thuật từ cổ điển đến đương đại của Việt Nam và nước ngoài.
    • Phố cổ Hà Nội: Khu phố cổ kính với những con đường nhỏ hẹp, những ngôi nhà cổ kính và những cửa hàng truyền thống.
    • Nhà hát Lớn Hà Nội: Nhà hát lộng lẫy được xây dựng từ năm 1911, là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
    • Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam.
    • Nhà thờ lớn Hà Nội: Nhà thờ Công giáo lớn nhất Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 19.
    • Chợ Đồng Xuân: Chợ lớn nhất Hà Nội, nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ, từ thực phẩm tươi sống đến quần áo và đồ lưu niệm.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan các địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng khác như:

    • Đền Quán Thánh: Ngôi đền thờ Quan Thánh Đế Quân, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
    • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nơi yên nghỉ của vị cha già dân tộc Việt Nam.
    • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: Nơi trưng bày tác phẩm nghệ thuật từ cổ điển đến đương đại của Việt Nam và nước ngoài.
    • Phố cổ Hà Nội: Khu phố cổ kính với những con đường nhỏ hẹp, những ngôi nhà cổ kính và những cửa hàng truyền thống.
    • Nhà hát Lớn Hà Nội: Nhà hát lộng lẫy được xây dựng từ năm 1911, là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
    • Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là biểu tượng của nền giáo dục Việt Nam.
    • Nhà thờ lớn Hà Nội: Nhà thờ Công giáo lớn nhất Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 19.
    • Chợ Đồng Xuân: Chợ lớn nhất Hà Nội, nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ, từ thực phẩm tươi sống đến quần áo và đồ lưu niệm.

    Các Nhà Nghỉ, Khách Sạn Gần Chùa Trấn Quốc

    Du Lịch Chùa Trấn Quốc
    Nguồn ảnh: intercontinentalhanoiwestlake 
    Chùa Trấn Quốc nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội, nên bạn có thể lựa chọn nhiều khách sạn xung quanh khu vực quận Ba Đình hoặc quận Tây Hồ để nghỉ chân cũng như tiện đường di chuyển đến những địa điểm khác.

    1. Pan Pacific Hanoi

    • Địa chỉ: 1 Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: 2.306.000đ/đêm

    2. Hanoi Le Jardin Hotel & Spa

    • Địa chỉ: 46A Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: 1.052.000đ/đêm

    3. La Santé Hotel & Spa 

    • Địa chỉ: 42 Châu Long, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: từ 367.000đ/đêm

    4. The Hanoi Club Hotel & Residences 

    • Địa chỉ: 76 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: 1.099.000đ/đêm

    5. InterContinental Hanoi Westlake

    • Địa chỉ: 5 Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
    • Giá tham khảo: 2.677.000đ/đêm
    Hãy đặt phòng khách sạn ngay trên Klook Vietnam để đảm bảo nhận được mức giá tốt nhất, đi kèm với gói tiện ích hấp dẫn cùng vô số mã giảm giá độc quyền.
    Nếu vẫn chưa quyết định được sẽ ở đâu khi đi du lịch Hà Nội, bạn hãy tham khảo thêm danh sách các khách sạn Hà Nội, homestay Hà Nộiresort gần Hà Nội do Klook tổng hợp nhé. 
    Chùa Trấn Quốc sau gần 1.500 năm, với hình ảnh ngôi Bảo Tháp cao vút nổi bật từ đằng xa, như một dấu son của văn hóa, lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Biểu tượng đẹp đẽ này từ lâu đã trở chốn thiền môn quen thuộc của người dân thủ đô, xứng đáng là nơi để bạn dừng chân chiêm ngưỡng mỗi khi đến Hà Nội.

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Bạn đã ghé thăm Chùa Trấn Quốc Hà Nội hay chưa nè? 
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: