Nếu có hỏi bất kì người dân Đài Loan về điều tuyệt vời nhất ở đất nước họ là gì, thì có lẽ câu trả lời thường gặp nhất chắc chắn sẽ là sự tiện lợi của hệ thống giao thông công cộng xứ Đài. Hệ thống giao thông ở những thành phố lớn nhất Đài Loan đã phát triển vượt trội, với MTR phủ khắp 117 trạm trên 5 tuyến đường, và bởi sự mở rộng một cách nhanh chóng mà cuối cùng đã nối đến Sân Bay Taoyuan. Đài Loan là một trong những nước ở Đông Á có tuyến metro nội thành sạch nhất, rẻ nhất, và mở rộng nhất. Tuy nhiên, chỉ khi bạn thử đi lại giữa những thành phố lớn nhất Đài Loan – đặc biệt là những thành phố ở bờ Tây – bạn mới có thể thấy được Đài Loan thực sự xứng đáng với danh hiệu mà nó đạt được.
Được hoàn thành vào năm 2007, tuyến đường sắt cao tốc dài 345km của Đài Loan (THSR) trải dài khắp chiều dài đất nước, kết nối thủ đô Đài Bắc với thành phố cảng và công nghiệp lớn nhất nước, Cao Hùng (Kaohsiung). Với hệ thống được xây dựng theo công nghệ của tàu Shinkansen Nhật Bản, xe lửa có thể đạt đến vận tốc tối đa là 300km/h, giúp bạn có thể đi lại giữa các thành phố lớn nằm dọc bờ Tây một cách nhanh chóng, và thời gian đi từ Đài Bắc đến Cao Hùng chỉ mất hơn 1,5 giờ. Ngoài Cao Hùng – nơi vài năm qua đã chứng kiến sự hồi sinh của nền văn hóa – thì bạn cũng có thể đến một số địa điểm hấp dẫn khác từ thủ đô trong vòng một hoặc hai giờ.
Đài Trung
Thời gian đi từ Đài Bắc đến: 1h6p.
Giá vé một chiều từ Đài Bắc của Klook: NT$490
Chính trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản và sau đó trong giai đoạn đầu của chính quyền của Quốc Dân Đảng, Đài Trung đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp nhẹ của Đài Loan. Vào thời kì đỉnh cao trong những năm 1970, Đài Trung đã phát triển sản xuất đồ chơi giá rẻ, giày dép và tất cả các loại hàng điện, làm nền cho nền kinh tế tiêu dùng của thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc vào những năm 1980, ngành sản xuất của thành phố đã bị mất vị thế và từ đó thành phố đã dần trở nên ảm đạm.
Giống như Cao Hùng ở phía Nam, ‘cơn mê’ ở Đài Trung không kéo dài và một cuộc phục hưng văn hoá đã nhanh chóng đưa thành phố trở lại thời hoàng kim của mình. Ngày nay, khi nói đến Đài Trung, người ta sẽ nghĩ đến một nơi có thời tiết đẹp, những đại lộ rộng rãi, và những nhà hàng lớn phục vụ những món ăn tốt nhất Đài Loan. Người Đài Trung có nhịp sống chậm và tận hưởng những điều tốt hơn trong cuộc sống, một điều tất nhiên ở một thành phố tràn ngập sự thoải mái.
Với vị trí địa lí nằm ở nửa dưới đảo quốc trên đồng bằng ven biển phía chính Tây, Đài Trung không chỉ là một điểm dừng cho những chuyến đi xa hơn như Hồ Nhật Nguyệt và Dajia (nơi có cuộc hành hương Matsu hàng năm), mà nó còn là một điểm đến đáng chú ý nữa. Hơn thế nữa, Đài Trung còn có viện bảo tàng tuyệt vời nhất Đài Loan, Bảo Tàng Khoa Học Tự Nhiên Quốc Gia, và Đài Trung là nơi khai sinh của món trà sữa trân châu ‘thần thánh’ vào những năm 1980.
Chiayi
Thời gian đi từ Đài Bắc đến: 1h45p
Nằm xa hơn về phía Nam từ Đài Trung là Gia Nghĩa (Chiayi), một trong những thị trấn nông thôn của bờ Tây. Thành phố này có một lịch sử lâu đời, từ thời vương quốc Đông Ninh ngắn ngủi, nơi mà vị tướng nhà Minh là Trịnh Thành Công tuyên bố Chiayi – sau này được gọi là Kagee – là một phần của vương quốc này với mục đích đánh đuổi người Hà Lan ra khỏi Đài Loan và thậm chí là khôi phục triều đại nhà Minh ở Trung Hoa. Trong thời kì đô hộ của người Nhật, Chiayi là thành phố lớn thứ tư ở Đài Loan và trở thành trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp gỗ, với việc vận chuyển những cây bách quí giá của vùng đến Nhật Bản.
Ngày nay, Chiayi là một thành phố nông thôn yên bình, không còn cảm giác của một đô thị lớn như Đài Trung hay Đài Bắc. Có một vài thắng cảnh đáng lưu ý trong và xung quanh Chiayi, nhưng du khách thường bỏ qua hết để đến một trong những công viên quốc gia đẹp nhất Đài Loan – Khu Phong Cảnh Quốc Gia Alishan ((阿里山國家風景區). Là một nơi lí tưởng cho những chuyến đi trong ngày hoặc những cuộc leo núi nghiêm túc, Alishan thực ra không phải là một ngọn núi đơn, mà là một dãy núi có độ cao trung bình 2,500 mét với đỉnh cao nhất là Datashan (大 塔山) đạt 2,663 mét. Từ Alishan, bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn ngọn núi Yushan cao nhất Đài Loan (3,952m)
Đài Nam
Thời gian đi từ Đài Bắc đến: 2h.
Giá vé một chiều từ Đài Bắc của Klook: NT$495
Đài Nam là thành phố có tuổi đời lâu dài nhất ở Đài Loan, và tại đây bạn có thể tìm được những món ăn cực kì hấp dẫn, những tàn tích thời kì Hà Lan, những ngôi chùa cổ, và những người dân bản xứ hiếu khách ‘chuẩn’ Đài Loan. Ở Đài Nam có vài điều rất đặc biệt, khiến người viết thường xuyên quay lại nơi đây nhiều lần. Nếu bạn kể với bất kì người bạn người Đài Loan nào rằng bạn đang chuẩn bị đi Đài Nam, thì bạn sẽ bị ‘GATO’ ngay đó. Thêm vào đó, với quanh năm đầy ắp ánh mặt trời và lượng mưa ít hơn Đài Bắc, Đài Nam là một nơi bạn-phải-ghé-thăm nếu bạn mong muốn khám phá được nền văn hóa của người Đài Loan.
Người Đài Loan cũng không hề nói quá khi tự khen nền ẩm thực của mình. Đồ ăn ở đây được làm rất tinh tế mà còn rẻ nữa, giá cả chỉ là một trong số những điểm mạnh của những món ăn tuy là độc quyền của vùng nhưng lại nổi tiếng khắp thành phố. Món soup bò nổi tiếng của Đài Loan thường được phục vụ vào buổi sáng, khi thịt bò còn tươi, và những món đặc biệt khác như cơm chiên tôm, bánh quan tài (bánh mì chiên với sốt), và cơm sườn, chỉ tốn của bạn tầm khoảng NT$60 (chưa đến 2USD) mà thôi.
Nơi cổ xưa nhất của thành phố là Anping (安平) nơi có đồn Zeelandia xưa của Hà Lan, và tại đây bạn có thể tìm thấy những khu định cư của người Hán xưa nhất Đài Loan, cũng như những ảnh hưởng của Hà Lan lên khu vực. Người Hà Lan đã dùng Đài Nam làm cơ sở cho hoạt động của họ dọc theo các tuyến vận tải quan trọng từ Trung Quốc đến Philippines, và mặc dù không còn nhiều kiến trúc nguyên gốc như Đồn Zeelandia còn hiện hữu, thì bạn vẫn có thể tận hưởng một buổi chiều vui vẻ tại đây, khi đi lang thang qua những khu phố cổ và những mái nhà xưa.
CAO HÙNG (Kaohsiung)
Thời gian đi từ Đài Bắc đến: 2h20p.
Giá vé một chiều từ Đài Bắc đến Zuoying của Klook: NT$1043
Cao Hùng (Kaohsiung), một thành phố cảnh lớn với hơn 2,7 triệu dân, đã chuyển mình trong những năm gần đây, từ một thành phố công nghiệp ảm đạm, hành một khu đô thị hiện đại với các quán cà phê cực kool, những con phố rộng rãi, công viên, tuyến đường xe đạp, và những địa điểm văn hóa nghệ thuật vang vọng quá khứ sản xuất của thành phố lớn thứ hai của Đài Loan. Có nhiều bãi biển nằm quanh thành phố, gồm cả một bãi biển đẹp như tranh vẽ nằm ẩn mình trong khuôn viên của Đại học Sun Yat-Sen. Và đảo Cijin, cách thành phố chỉ 5 phút đi phà, là nơi có một bãi biển khác cũng khá đẹp, với nhiều nhà hàng hải sản ngon miệng nằm dọc tuyến đường chính.
Dù không quá mở rộng như MRT của Đài Bắc, thì Kaohsiung cũng có một mạng lưới xe ngầm, gọi là KMRT. Du khách đến Kaohsiung có thể dùng KMRT để di chuyển từ/đến ga HSR nằm ở vùng ngoại ô thành phố, gần Zuyoing. Nếu bạn đã quá chán ngán chốn thị thành, thì bạn có thể đến Tiểu Đảo Liuqiu nằm gần Kaohsiung. Đó là một nơi tuyệt vời để lặn biển và cắm trại trong những tháng hè. Bạn có thể thực hiện chuyến đi đến tiểu đảo trong ngày, vì dịch vụ phà qua lại giữa tiểu đảo và đất liền đều đặn trong ngày.
Các lựa chọn về vé
Bạn có thể đặt 2 loại vé khác nhau một cách tiện lợi từ Klook, để phù hợp cho nhu cầu đi lại của bạn. Vé một chiều là một lựa chọn hiệu quả về chi phí cho những chuyến đi một chiều trong mạng lưới xe lửa cao tốc. Nếu bạn muốn di chuyển liên tục, thì thẻ thông hành 3 ngày, một lựa chọn linh hoạt hoàn hảo cho những du khách không có một lịch trình nhất định, cho phép bạn đi xe lửa không giới hạn vào 3 ngày bất kì trong thời hạn 1 tuần.
Những vé này dành cho du khách với visa du lịch có thời hạn từ 6 tháng trở xuống, và phải được đổi trong vòng 90 ngày sau khi mua. Sau khi đổi vé, vé của bạn sẽ có thời hạn trong 28 ngày. Hãy đổi vé của bạn tại Ga Xe Lửa Cao Tốc Đài Loan.