Đền Quán Thánh ở đâu? Đền Quán Thánh có gì đặc biệt mà chiếm được tình cảm của du khách gần xa? Cùng Klook Vietnam tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Khi nói đến vẻ đẹp trữ tình, mơ màng của một sớm thu nơi Hồ Tây, chắc hẳn bạn đã từng nghe câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Tiếng chuông Trấn Vũ gần xa đưa về ấy chính là tiếng chuông vọng từ Đền Trấn Vũ, tức Đền Quán Thánh nằm cạnh Hồ Tây, đã trở thành âm thanh huyền thoại, mê hoặc trong tiềm thức của dân Hà Nội từ ngàn xưa.
Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long, và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đặc biệt, vào mỗi dịp xuân, Đền Quán Thánh thu hút một lượng người không nhỏ đến cầu an, và trong những ngày bình thường thì nơi đây là điểm du lịch ấn tượng không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội.
Cùng Klook Vietnam tham quan ngôi đền linh thiêng này và khám phá những nét văn hóa cùng các giá trị lịch sử phía sau nhé! Khi lên kế hoạch vi vu thủ đô Hà Nội, #teamKlook hãy đặt phòng khách sạn Hà Nội hoặc thuê xe riêng ở Hà Nội ngay trên Klook để chuyến đi thêm phần “mượt mà” nè. Đang có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn luôn đấy.
Giới Thiệu Đền Quán Thánh, Hà Nội
Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ Kinh thành Thăng Long khi xưa.
Thăng Long tứ trấn bao gồm bốn ngôi đền: Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông, Đền Voi Phục trấn giữ phía Tây, Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam, và Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc.
Theo những ghi chép trên các văn bia, Đền Quán Thánh đã trải qua rất nhiều lần trùng tu.
Năm 1962, ngôi đền này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng cần được bảo tồn.
Ngày nay, Đền Quán Thánh vẫn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa quen thuộc của người dân Hà Nội, đặc biệt, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và nhiều pho tượng đồng tinh xảo, thể hiện nghệ thuật cương nhu của Đạo giáo thời xưa.
Đền Quán Thánh Ở Đâu?
Đền Quán Thánh tọa lạc tại ở góc đường Thanh Niên và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây. Cùng với Chùa Trấn Quốc, Chùa Vạn Niên, Phủ Tây Hồ, và rất nhiều đền chùa xung quanh khu vực Hồ Tây, Đền Quán Thánh đã góp phần không nhỏ tạo nên tổng quan kiến trúc hài hòa, và chứa đựng những giá trị văn hóa tâm linh quý báu.
Để di chuyển đến Đền Quán Thánh, bạn có thể chủ động đi bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, hoặc taxi, xe buýt.
Phố Quán Thánh nằm ở khu vực trung tâm nên rất dễ tìm. Từ Quảng trường Ba Đình, bạn theo hướng đường Độc Lập và Hoàng Văn Thụ rồi rẽ phải vào đường Hùng Vương. Đi thẳng đường Hùng Vương hơn 400m nữa thôi là đến địa chỉ Đền Quán Thánh.
Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lựa chọn các tuyến: 14, 33, 50. Những tuyến xe này có điểm dừng ở gần đền, bạn chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến nơi.
Tất nhiên, Đền Quán Thánh là điểm đến không thể thiếu trong hành trình vi vu phố phường của xe buýt hai tầng Hanoi City Tour.
Giờ Mở Cửa Đền Quán Thánh
- Đền Quán Thánh mở cửa từ 8h đến 17h các ngày trong tuần.
- Vào ngày mùng 1 và ngày rằm, đền mở cửa từ 6h đến 20h.
- Đặc biệt, vào đêm giao thừa, đền mở cửa hết đêm để phục vụ nhu cầu dâng lễ cầu an của người dân.
Lịch Sử Đền Quán Thánh
Theo các tài liệu sử sách và những ghi chép tìm thấy trên các văn bia, Đền Quán Thánh có mặt từ thời nhà Lý, và trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm: 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941.
Trong lần trùng tu dưới đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc đã ủy thác cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Chính nghệ nhân Vũ Công Chấn đã trực tiếp chỉ huy đúc tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó.
Năm 1794, ở đời vua Cảnh Thịnh, Đô đốc Tây Sơn Lê Văn Ngữ đã cho đúc thêm một chiếc khánh đồng lớn đặt trong chính điện.
Khi vua Minh Mạng đi tuần thú Bắc Thành, vua đã cho đổi tên đền thành Chân Vũ Quán. Ba chữ Hán này được tạc lại trên nóc cổng tam quan, nhưng bức hoành trong Bái đường vẫn đề là Trấn Vũ Quán.
Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền để đúc vòng vàng đeo vào tượng Thánh Trấn Vũ.
Như vậy, đền có hai tên gọi: Trấn Vũ Quán và Đền Quán Thánh. “Quán” nằm trong từ “Đạo Quán”, là nơi thờ tự của Đạo Giáo.
Đền Quán Thánh được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962 cùng với Chùa Trấn Quốc.
Sự Tích Đền Quán Thánh
Thánh Trấn Vũ là một hình tượng nhân vật thần thoại của Việt Nam lẫn Trung Quốc, nên dân gian có cả hai truyền thuyết về nhân vật này.
Tương truyền, Huyền Thiên Trấn Vũ vốn là một vị thần được giao nhiệm vụ trấn giữ Bắc môn Thiên phủ vào thời nhà Tùy. Sau này, ông hạ thế đầu thai làm con vua nước Tĩnh Lạc, Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi trưởng thành, ông đã từ bỏ nhung lụa và quyền lực của hoàng tự để tu hành ở núi Vũ Dương. Sau 42 năm khổ tu, Huyền Thiên Trấn Vũ đắc đạo và du ngoạn đến Việt Nam.
Khi tới làng Long Đỗ, vùng sông Nhị Hà, tức Hà Nội ngày này, ông quyết định dừng chân và tu đạo tại một ngôi đền bên Hồ Tây. Nhờ đạo pháp cao siêu, ông trừ khử được tà ma quỷ quái, bảo vệ dân làng. Vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn, dân làng đã lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ngay tại ngôi đền mà ông đã ngồi tu hành, và đặt tên là Trấn Vũ Quán.
Ngoài ra, cũng có tích truyền rằng, Huyền Thiên Trấn Vũ chính là sứ giả được Ngọc Hoàng sai xuống diệt trừ hồ ly 9 đuôi quấy nhiễu cuộc sống dân làng Long Đỗ.
Bởi vậy, sau khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ở phía Bắc nhằm trấn yểm yêu ma quỷ quái làm hại dân làng.
Đền Quán Thánh Thờ Ai?
Đền Quán Thánh được lập ra để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một nhân vật thần thoại đã bảo vệ dân làng Long Đỗ khi xưa và trấn giữ cửa Bắc của kinh thành Thăng Long.
Kiến Trúc Đền Quán Thánh Có Gì Đặc Biệt?
Đền Quán Thánh tuân theo kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, bao gồm: tam quan, sân bái, tiền đế, trung đế, hậu cung.
Cổng ngoài của đền nằm trên lề đường Thanh Niên, với bốn cột trụ là bốn con phượng hoàng đấu lưng và con nghê trên đỉnh. Xung quanh bốn cột trụ là các chi tiết rất nổi bật như: mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng, và các cặp câu đối đỏ, làm tăng thêm vẻ uy nghi cho cổng đền.
Sau cổng ngoài là tam quan của đền, có cấu tạo như một phương đình, gồm 3 cửa và 2 tầng. Đặc biệt, cổng giữa tam quan đắp nổi tượng thần Rahu, một vị thần của Ấn Độ. Điều này phần nào nói lên sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt từ ngàn xưa. Ngoài ra, gác tam quan chính là nơi đặt quả chuông đồng được đúc vào năm 1677, đời vua Lê Hy Tông. Đây chính là tiếng chuông đã đi vào thơ ca và ca dao của Việt Nam.
Qua tam quan, bạn sẽ đến với nhà bia với nhiều văn bia tạc khắc về thời điểm trùng tu ngôi đền. Sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ được xây theo dạng phương đình, bên trong là bàn thờ và ảnh các chiến sĩ đã hy sinh ở khu vực Đền Quán Thánh.
Tiến vào sân bái là nơi bày biện sắp xếp lễ vật. Khoảng sân nhỏ có cây đa già, xung quanh là các bể cá cùng những hòn non bộ nhỏ nhắn.
Trước bái đường có 2 lư hương lớn và bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Hiên bái đường được trang trí bởi các hình tượng đắp nổi như: tượng hổ xuống núi, tượng cá hóa rồng, và bảng giới thiệu tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ ở hậu cung.
Trước đây, tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, cho đến năm 1677 thì được đúc lại bằng đồng đen, đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Tượng Trấn Vũ là một công trình điêu khắc độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng điêu luyện của người Việt cách đây hơn 3 thế kỷ.
Ở nhà bái đường còn có một pho tượng đồng đen nhỏ hơn. Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh.
Ngoài nghệ thuật đúc đồng, Đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ, hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán.
Các hình tượng, đề tài linh thiêng được chạm khác một cách tinh xảo, tỉ mỉ, mang đậm phong cách nghệ thuật thời nhà Lê.
Văn Khấn Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh là nơi linh thiêng, được nhiều người tìm đến bái lễ. Thông thường, người dân sẽ sử dụng những bài văn khấn giống như mẫu văn dùng khi thờ cúng tại các đình, đền, mẫu, phủ như: văn khấn Thành Hoàng, văn khấn Ban Công Đồng, hay văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu.
Lễ Hội Đền Quán Thánh
Lễ hội Đền Quán Thánh được diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo người dân đến dâng hương cầu an. Ngoài ra, người dân thường tề tựu về đây vào những ngày đầu năm, khoảng từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng. Nếu tham quan Đền Quán Thánh vào thời gian này, bạn lưu ý tình trạng đông người và quá tải nhé.
Các Khách Sạn Đẹp Gần Đền Quán Thánh, Hà Nội
Nếu có thể tìm được một chỗ lưu trú tại khu vực Hồ Tây hay Hồ Trúc Bạch thì chuyến du lịch Hà Nội của bạn sẽ thêm thú vị đó. Sau đây là một số gợi ý tuyệt vời cho #teamKlook nè:
1. Moon View Hotel 1
- Địa chỉ: 65 Cửa Bắc, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: 772.000đ/đêm
2. May de ville City Centre II Hotel 2
- Địa chỉ: 57 Phạm Hồng Thái, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: 1.110.000đ/đêm
3. Somerset West Lake Hanoi
- Địa chỉ: 254D Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: 1.348.000đ/đêm
4. The Q Hotel
- Địa chỉ: 87 Nguyễn Trường Tộ, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: 1.320.000đ/đêm
5. Millan Home Reflections Homestay
- Địa chỉ: 63 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Giá tham khảo: 749.000đ/đêm
Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!
Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
Không chỉ dừng lại ở đó, Hà Nội còn có rất nhiều khách sạn, homestay hoặc resort xịn xò khác. Chỉ cần đặt phòng khách sạn qua hệ thống Klook Vietnam, bạn đã có ngay một chỗ ở với giá tốt nhất. Đừng quên dùng thêm mã giảm giá nữa nhé!
Như vậy, chúng mình đã tham quan “sương sương” Đền Quán Thánh rồi đó. Phần còn lại, là chờ #teamKlook lên kế hoạch mang ba lô lên và đến tận nơi, khám phá kỹ lưỡng từng nét văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật lưu dấu ở đây. Không chỉ được tìm hiểu thêm về tín ngưỡng dân gian, mà còn có cơ hội gửi gắm mong ước về một cuộc sống bình an cho bản thân và gia đình.
Ngoài Đền Quán Thánh, bạn còn có thể tham quan một ngôi đền nổi tiếng không kém, đó là Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm, các ngôi chùa thiêng ở Hà Nội, xa hơn một chút là quần thể Chùa Hương ở ngoại thành Hà Nội để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa tâm linh của người Việt ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Bạn sẽ đi Đền Quán Thánh, Hà Nội trong kỳ nghỉ sắp đến chứ!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: