• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Kinh Nghiệm Đi Thành Cổ Loa, Di Tích Hào Hùng Ở Hà Nội

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 6/12/2024
    di-tich-thanh-co-loa

    Nguồn ảnh: Di Tích Tràng An

    Di tích Thành Cổ Loa - Công trình kiến trúc cổ nhất của Đông Nam Á và cũng là một di tích lịch sử hấp dẫn mà #teamKlook không nên bỏ qua khi có dịp đến thăm Hà Nội.
    Hà Nội luôn tạo nên sự khác biệt so với các địa danh du lịch khác, nó không ồn ào, hối hả như Sài Gòn, không hiện đại, năng động như Đà Nẵng. Thủ đô của Việt Nam mang một hương vị cổ kính xa xưa, đẹp theo một cách riêng khiến bất kỳ ai đặt chân đến đây đều phải lắng đọng. Một trong những điều khiến Hà Nội trở nên giá trị chính là các công trình cổ niên đại hàng trăm hàng nghìn năm lịch sử, trong đó phải kể đến là Hoàng Thành Thăng Long, Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn, Đền Quán Thánh,... và đặc biệt là di tích Thành Cổ Loa.

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!

    Di Tích Thành Cổ Loa Ở Đâu?

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: VinWonders
    Di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội nằm cách khu phố cổ khoảng 16km về phía Bắc, tại huyện Đông Anh. Đây được xem là thành lũy cổ xưa nhất của Việt Nam, do vua An Dương Vương xây dựng vào thế kỷ 3 TCN, và từng trở thành kinh đô dưới thời vua Ngô Quyền ở thế kỷ 10. Qua dòng chảy lịch sử, phần lớn kiến trúc nguyên thủy chỉ còn lại dưới dạng tàn tích, phủ trên diện tích gần 5km².
    Bên trong quần thể di tích, đền Cổ Loa – thờ vua An Dương Vương – đã trải qua nhiều lần trùng tu. Điện thờ chính đặt bức tượng đồng đen vua An Dương Vương đội mũ miện, gần đó có bàn thờ Thần Kim Quy. Đáng chú ý nhất là đền thờ công chúa Mỵ Châu với bức tượng mặc lễ phục tinh xảo, nạm ngọc, nhưng tượng lại không có đầu, gợi nhắc truyền thuyết bi thương của mảnh đất kinh đô xưa.

    Câu Chuyện Lịch Sử Về Cụm Di Tích Thành Cổ Loa - Hà Nội

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Hoàng Thành Thăng Long
    Những vương triều đầu tiên ở vùng châu thổ sông Hồng như Văn Lang đã sớm định hình nền móng lịch sử Việt Nam. Sau thời Hùng Vương, vua An Dương Vương dựng thành Cổ Loa (thế kỷ 3 TCN) – tòa thành cổ xoắn ốc với nhiều vòng lũy bảo vệ, trong đó vòng ngoài cùng dài khoảng 8km. Đây cũng chính là kinh đô của Âu Lạc và về sau, thời vua Ngô Quyền (thế kỷ 10), Cổ Loa từng được chọn làm trung tâm chính trị.
    Tại di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn mũi tên sắt, hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Gắn liền với truyền thuyết Nỏ Thần của An Dương Vương, sự phản bội của Trọng Thủy cùng bi kịch Mỵ Châu – An Dương Vương, thành Cổ Loa đã trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa. Sự sụp đổ của Âu Lạc dưới tay Nam Việt mở ra giai đoạn Bắc thuộc kéo dài, để lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.

    Truyền Thuyết Nỏ Thần Của An Dương Vương

    Truyền thuyết Nỏ Thần của An Dương Vương gắn liền với giai đoạn dựng nước Âu Lạc vào thế kỷ 3 TCN, khi vua An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Theo dân gian, quá trình xây thành ban đầu gặp nhiều trở ngại do đất sụt lở, tường thành không đứng vững, tựa hồ có ma quỷ quấy phá. Giữa lúc vua lo lắng, Thần Kim Quy – một linh vật mang biểu tượng của trí tuệ và sự trợ giúp thần thánh – đã hiện lên, hiến kế và ban cho nhà vua một móng vuốt thần kỳ.
    Từ chiếc móng vuốt này, An Dương Vương cho thợ rèn chế tác một chiếc nỏ đặc biệt, gọi là Nỏ Thần. Nỏ khi bắn ra không phải chỉ một mà cả trăm mũi tên cùng lúc, tạo thành uy lực vô song, đủ sức đẩy lùi mọi đội quân xâm lược. Truyền thuyết kể rằng nhờ Nỏ Thần, thành Cổ Loa trở nên bất khả xâm phạm, kẻ thù e dè, không dám tấn công trực diện.
    Tuy nhiên, sự xuất hiện của công chúa Mỵ Châu và hoàng tử Trọng Thủy – người đến từ nước Nam Việt – đã làm nên bi kịch lịch sử. Vì tin tưởng chồng, Mỵ Châu vô tình để lộ bí mật về Nỏ Thần. Trọng Thủy lén lấy đi lẫy nỏ thần, khiến vũ khí vô địch trở nên vô dụng. Khi quân Nam Việt xâm nhập, An Dương Vương thất thế, phải bỏ thành mà chạy. Phát hiện con gái ngây thơ vô tình tiếp tay cho giặc, nhà vua trong cơn tuyệt vọng đã ra tay trừng phạt Mỵ Châu, rồi tự vẫn dưới biển cả. Sự sụp đổ của Âu Lạc mở ra thời kỳ Bắc thuộc kéo dài.
    Truyền thuyết Nỏ Thần chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa: đó là câu chuyện về sức mạnh tâm linh, sự khôn ngoan nhưng cũng là bài học về lòng tin và tình nghĩa gia đình – quốc gia. Hình tượng Nỏ Thần khắc sâu trong tâm thức người Việt như một biểu trưng lịch sử bi tráng, vừa anh hùng, vừa đau thương, nhắc nhớ thế hệ sau về tầm quan trọng của cảnh giác và tinh thần đoàn kết.

    Kiến Trúc Di Tích Thành Cổ Loa Có Gì Đặc Sắc?

    Kiến trúc của di tích Thành Cổ Loa luôn gây ấn tượng khó quên đến du khách trong và ngoài nước. Sự đặc sắc này nằm ở vẻ đẹp của quần thể kiến trúc và giá trị lịch sử cổ xưa của nó. Khi đến Thành Cổ Loa bạn nên tham quan hết tất cả các điểm sau đây:

    1. Đền An Dương Vương 

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: VOV
    Đền An Dương Vương hay có tên gọi khác Đền Thượng, điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Thành Cổ Loa. Đền được xây dựng năm 1687 dưới thời vua Lê Hy Tông. Đền thờ An Dương Vương là biểu tượng cho nghệ thuật điêu khắc tinh xảo thời Lê. 
    Bên trong đền là bức tượng An Dương Vương Bằng Đồng, tượng Bạch Mã cùng các hiện vật cùng thời kỳ vẫn còn được lưu giữ.Giếng Ngọc nằm ngay giữa hồ phía trước ngôi đền, theo truyền thuyết kể rằng đây chính là nơi Trọng Thủy đã kết liễu cuộc đời mình.

    2. Đền Cổ Loa

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Thành Cổ Loa
    Đền Cổ Loa được di dời nhiều lần và được đặt tại đây vào cuối thế kỷ 18. Đây là điểm tổ chức các cuộc họp đại thần của An Dương Vương. Cửa đền được chạm khắc, mạ vàng tỉ mỉ hình ảnh Tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng và 4 loại hoa Đào - Mai - Trúc - Cúc. Kiến trúc của Đền Cổ Loa chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ về vẻ đẹp hàng nghìn năm tuổi của nơi này.

    3. Đền Thờ Công Chúa Mỵ Châu

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Thành Cổ Loa
    Đền thờ Công chúa Mỵ Châu cũng là lăng mộ của bà. Bên trong đền có một tảng đá với hình dáng người không đầu được gọi là đá Mỵ Châu. Trên tường của ngôi đền có một bức hoành phi khắc bài thơ bằng chữ Hán của Chu Mạnh Trinh. Những truyền thuyết và bí ẩn xoay quanh ngôi đền này là điều khiến nhiều người cảm thấy tò mò.

    4. Đền Cao Lỗ

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Bắc Ninh TV
    Cao Lỗ là một vị tướng tài dưới thời vua Thục Phán tức An Dương Vương. Tướng Cao Lỗ đã tạo ra nỏ Liên Châu và là người trông giữ việc xây dựng thành. Ngôi đền này được dựng lên để tôn vinh sự đóng góp của ông đối với đất nước. Phía trước đền còn có tượng tướng Cao Lỗ tay cầm nỏ trông giữ hồ.

    5. Khu Trưng Bày Hiện Vật Cổ

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Thành Cổ Loa
    Khu trưng bày hiện vật cổ mang đến những hiện vật có giá trị lịch sử quý giá đã khai quật được tại di tích Thành Cổ Loa. Tại đây có trưng bày chiếc nỏ thần mô phỏng, bản đồ 9 vòng thành nguyên bản và 3 vòng di tích còn sót lại ngày nay cùng nhiều hiện vật bằng sứ, bằng đồng khác.

    Hướng Dẫn Cách Đi Đến Khu Di Tích Thành Cổ Loa

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Thành Cổ Loa
    Việc di chuyển đến di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội khá đơn giản và linh hoạt. Nếu sử dụng xe máy, bạn có thể đi từ trung tâm thủ đô qua cầu sông Đuống, theo quốc lộ 1A đến thị trấn Yên Viên, rồi rẽ trái vào quốc lộ 3 và chạy thêm khoảng 5km nữa là tới điểm tham quan.
    Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn xe buýt: tuyến số 46 xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, hoặc các tuyến số 15, 17 từ khu vực ga Long Biên, đều đưa bạn đến gần Thành Cổ Loa với chi phí phải chăng. Nếu đi taxi từ trung tâm Hà Nội, giá một lượt khoảng 120.000 VNĐ. Lời khuyên là nên tránh giờ cao điểm để hành trình được thoải mái, nhanh chóng hơn.

    Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tham Quan Di Tích Lịch Sử Thành Cổ Loa

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Thành Cổ Loa
    Nếu đến di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội vào mùa hè, bạn sẽ gặp thời tiết khô ráo, sáng sủa, cùng cảnh hoa phượng và hoa bằng lăng rực rỡ dọc đường. Với những ai say mê lễ hội truyền thống, tháng Giêng âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất. Hội Cổ Loa thường diễn ra từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng, mang đến không khí tưng bừng, đậm đà bản sắc văn hóa. Mùa đông, vùng Cổ Loa nổi tiếng với món cháo trai thơm ngon, ấm bụng – đặc sản được người dân địa phương tự hào.
    Bên cạnh đó, “Phiên Chợ Xa” quanh khu vực thành Cổ Loa diễn ra vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Điểm họp chợ nằm ngay trên trục đường chính dẫn vào Thành Cổ Loa, tạo nên một nét sinh hoạt đặc trưng, hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu sâu hơn về đời sống thường nhật của cư dân nơi đây.

    Các Lễ Hội Tại Cụm Di Tích Thành Cổ Loa - Hà Nội

    di-tich-thanh-co-loa
    Nguồn ảnh: Mia
    Lễ hội Thành Cổ Loa, diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp để cộng đồng địa phương tôn vinh công đức vua An Dương Vương. Hoạt động lễ hội được góp sức bởi cư dân trong 12 thôn thuộc khu vực di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội, cùng 7 xã lân cận, tạo nên một không khí tưng bừng, đậm đà bản sắc truyền thống. Lễ hội kéo dài suốt 10 ngày, đến hết ngày 16 tháng Giêng âm lịch.
    Vào ngày thứ 5 trong khuôn khổ lễ hội, các vị bô lão thành kính dâng hương tại đình làng, gợi nhắc lại lịch sử và công lao dựng nước. Ngày tiếp theo, lễ rước trang nghiêm tiến lên Đền Thượng, cờ hoa rợp bóng, thu hút sự chú ý của mọi người. Trong suốt thời gian lễ hội, du khách có thể hòa mình vào không gian dân gian vui tươi với các trò chơi truyền thống như đánh đu, đấu vật, thổi cơm, hay bắn nỏ, tất cả góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa sống động và ý nghĩa nơi thành Cổ Loa.

    Vé Tham Quan Thành Cổ Loa Bao Nhiêu?

    Hiện nay, di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội mở cửa đón khách từ 8:00 đến 17:00 hằng ngày, giúp du khách dễ dàng sắp xếp lịch trình. Giá vé vào cổng được niêm yết như sau:
    • Người lớn: 10.000 VNĐ/người
    • Học sinh, sinh viên, người từ 60 tuổi trở lên: 5.000 VNĐ/người
    • Miễn phí: Trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với Cách mạng
    Mức phí tham quan này khá thân thiện, phù hợp để bạn khám phá, tìm hiểu lịch sử và văn hóa gắn liền với vùng đất cổ xưa của kinh đô Âu Lạc.

    Các Địa Điểm Du Lịch Gần Di Tích Thành Cổ Loa Ở Hà Nội

    di-tich-thanh-co-loa
    Trong bán kính khoảng 18km quanh di tích thành Cổ Loa ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Chùa Hòe Nhai, Hồ Tây, Chợ Long Biên hay Quảng trường Ba Đình. Ngoài ra, còn vô số lựa chọn du lịch khác ở Hà Nội và vùng lân cận: từ Chùa Hương, Làng gốm Bát Tràng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho đến các tour khám phá Hoa Lư – Tam Cốc, Bái Đính – Tràng An hay ẩm thực phố cổ. Những hành trình này giúp bạn có cái nhìn đa dạng và sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa và đời sống của thủ đô.
    Bài review chi tiết về di tích Thành Cổ Loa trên đây chắc chắn đã phần nào giải đáp được sự tò mò của #teamKlook. Còn chờ gì mà không lên kế hoạch ngay cho một chuyến thăm thú Hà Nội cùng nhiều trải nghiệm thú vị trong tương lai gần?
    Hãy ghé đến trang Blog của Klook Vietnam để nhận thêm nhiều kiến thức hay ho về du lịch Hà Nội, đọc các bài viết mới như Chùa Bộc Hà Nội - Góc Lặng Giữa Thủ Đô Phồn Hoa, Địa Điểm Du Lịch Mộc Châu Đẹp, Các Hãng Xe Khách Hà Nội - Hải Phòng, Hồ Trúc Bạch Hà Nội, Chùa Kim Liên - Ngôi Cổ Tự Thời Lý Uy Nghiêm Giữa Hà Nội, Chùa Phật Tích Bắc Ninh, Món Ngon Hà Nội Vừa Nghe Tên Đã Thèm, Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam, Spa Hà Nội,...

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Bạn sẽ cùng ai khám phá Cụm Di Tích Thành Cổ Loa nè?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: