Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những kho tàng vô giá của văn hóa và lịch sử. Cùng khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Na cùng Klook nhé!
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là một nơi để trưng bày hiện vật mà còn là một trung tâm nghiên cứu về dân tộc học, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa và tương tác xã hội giữa các cộng đồng dân tộc tại Việt Nam. Hãy cùng Klook bước vào cuộc hành trình khám phá những kiến thức vô cùng giá trị tại bảo tàng này.
Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ!
Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.
Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook
Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu
Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội
Gần Hà Nội Có Gì Chơi?
Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!
Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Ở Đâu?
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Vietnam Museum of Ethnology) tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Vị trí này cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 8 km, là một trong những điểm đến văn hóa độc đáo mà #teamKlook không nên bỏ lỡ.
Bảo tàng này thuộc sự quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nới đây có chức năng chính là nghiên cứu khoa học, kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, phục chế và trưng bày các giá trị lịch sử và văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Mục đích thành lập Bảo tàng là để đóng góp vào việc bảo tồn và quảng bá sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, ở khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khởi công xây dựng từ năm 1981, với diện tích ban đầu là 3,27 hecta. Sau nhiều lần tu sửa và mở rộng, bảo tàng đã nâng diện tích lên đến 4,4 hecta. Với không gian rộng lớn, bảo tàng trưng bày nhiều bộ sưu tập độc đáo và thú vị về dân tộc học.
Tham khảo ngay Tour Tham Quan Hà Nội với Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam có tại Klook Việt Nam
Giá Vé Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Tham Khảo
- Vé tham quan: 40.000 VNĐ/người/lượt
- Vé sinh viên: 20.000 VNĐ/người/lượt
- Vé học sinh: 10.000 VNĐ/người/lượt
- Miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đặc biệt,...
- Giảm giá 50% cho người cao tuổi, người khuyết tật,...
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo chi phí khi sử dụng thêm các dịch vụ hỗ trợ khác tại bảo tàng, cụ thể như:
- Phí thuyết minh trong nhà hoặc ngoài trời bằng tiếng Việt: 50.000 đồng/lượt
- Phí thuyết minh toàn bộ bảo tàng bằng tiếng Việt: 100.000 đồng/lượt
- Phí thuyết minh trong nhà bằng tiếng Anh hoặc Pháp: 100.000 đồng/lượt
- Phí chụp ảnh cho máy ảnh du lịch: 50.000 đồng/máy
- Phí chụp ảnh cho máy ảnh chuyên nghiệp: 500.000 đồng/máy
Giờ Mở Cửa Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Tham Khảo
- Mở cửa: từ 8g30 đến 17g30, từ thứ 3 đến chủ nhật
- Đóng cửa: vào thứ 2 và trong thời gian Tết Nguyên Đán
Hướng Dẫn Di Chuyển Đến Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Để đến được bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, #teamKlook cần đi đến Hà Nội. Hiện nay, có nhiều hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways,... khai thác tuyến Sài Gòn - Hà Nội mỗi ngày. Bạn có thể lên website của các hãng hàng không để tham khảo giá vé và đặt vé phù hợp với lịch trình du lịch cá nhân.
Sau khi đến Hà Nội, bạn có nhiều lựa chọn để di chuyển đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cụ thể như:
Bằng xe công nghệ hoặc taxi: ở Hà Nội, bạn dễ dàng đặt được xe thông qua các ứng dụng như Grab, Gojek,... Với khoảng cách 8km từ trung tâm Hà Nội, bạn sẽ mất khoảng 20 phút di chuyển.
Bằng xe buýt: bạn có thể di chuyển đến bảo tàng bằng xe buýt. Có nhiều xe có tuyến đường chạy qua gần bảo tàng Dân tộc học như xe 07, xe 12, xe 142, xe 38, xe 39 và xe 85. Trạm xe gần bảo tàng nhất là trạm công viên Nghĩa Đô, cách bảo tàng khoảng 3 phút đi bộ.
Thuê xe tự lái: đây là cách di chuyển thuận tiện nhất để bạn đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Điều này mang lại sự linh hoạt khi bạn có nhu cầu khám phá thêm nhiều địa điểm khác nhau ở Hà Nội.
Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Có Gì Chơi? Review Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam Chi Tiết
1. Vườn Kiến Trúc Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Vườn Kiến Trúc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là một khu vườn mà còn là một kho báu về kiến trúc và văn hóa dân gian của Việt Nam. Với diện tích rộng lớn lên đến 2ha, đây là một không gian xanh mướt của cây cối và thảm cỏ. Nơi đây tạo cảm giác tươi mới và thanh bình, hoàn hảo để bạn thư giãn và tận hưởng thiên nhiên.
Điểm đặc biệt nhất của vườn Kiến Trúc chính là những công trình kiến trúc dân gian được trưng bày tại đây. Có đến 10 công trình khác nhau, mỗi công trình đại diện cho một dân tộc ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Các công trình này bao gồm nhà truyền thống của người Chăm, nhà người Việt với kiến trúc độc đáo, nhà rông Bana cao vút, nhà dài Êđê, nhà mồ Giarai bí ẩn, nhà mồ Cơtu, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao, nhà trệt của người Hmông, và nhà trình tường của người Hà Nhì. Hơn thế nữa, tại đây, bạn còn được thấy ghe Ngo của người Khmer và cối giã gạo của người Dao.
Mỗi công trình này thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong kiến trúc dân gian của các dân tộc. Bạn có thể bước vào từng công trình, khám phá cách xây dựng, nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa đằng sau chúng. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn được đắm chìm trong không gian kiến trúc độc đáo và khám phá nền văn hóa đa dạng của Việt Nam.
2. Tòa Trống Đồng Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
Tòa Trống Đồng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi #teamKlook đến đây tham quan. Là một trong hai tòa trưng bày quan trọng tại bảo tàng, tòa nhà này sở hữu diện tích lên đến 2.000 mét vuông và được thiết kế mô phỏng theo hình dáng của chiếc trống đồng Đông Sơn.
Tòa Trống Đồng mang đến cho bạn một trải nghiệm học thuật thú vị với 15.000 hiện vật, 42.000 phim và ảnh, 273 băng ghi âm, 2.190 phim dương bản, 373 băng video, 25 đĩa CD Rom và hàng loạt các bài viết do các nhà nghiên cứu của Bảo tàng thực hiện. Đặc biệt, tất cả nội dung trưng bày đều được thực hiện bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, giúp du khách quốc tế dễ dàng hiểu sâu hơn về văn hóa dân tộc Việt Nam.
3. Tòa Cánh Diều
Tòa Cánh Diều là một tòa nhà đặc biệt với diện tích lên đến 500 ha với bốn tầng lầu. Thiết kế độc đáo của tòa nhà này được lấy cảm hứng từ cánh diều, biểu tượng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Tòa Cánh Diều là một nơi độc đáo dùng để trưng bày nhiều hiện vật văn hóa quan trọng liên quan đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Với diện tích rộng lớn và kiến trúc độc đáo, tòa Cánh Diều tạo ra một không gian hoàn hảo để giới thiệu và tôn vinh văn hóa của Đông Nam Á. Đây là nơi bạn có cơ hội chiêm ngưỡng và hiểu sâu hơn về những di sản văn hóa quý báu của các quốc gia Đông Nam Á thông qua các khu trưng bày như “Văn hóa Đông Nam Á”, “Một thoáng châu Á”, “Tranh kính Indonesia”, “Vòng quanh thế giới”,...
Các Khu Trưng Bày Tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
1. Khu Thường Xuyên
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí như dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Ngoài ra, khu vườn xanh của bảo tàng còn trưng bày 10 công trình kiến trúc dân gian đặc trưng của các dân tộc cũng như các hiện vật độc đáo khác.
2. Khu Nhất Thời
Bảo tàng Dân tộc học thường xuyên thay đổi không gian trưng bày để mang đến sự tươi mới và sáng tạo trong trải nghiệm của khách tham quan. Các triển lãm tạm thời này có thể xoay quanh các sự kiện lịch sử, ngày lễ truyền thống, hoặc kết hợp văn hóa dân tộc với yếu tố đương đại. Điều này giúp bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, mà còn là nơi để du khách tương tác và học hỏi liên tục, mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.
Bảo tàng đã và đang trưng bày các chủ đề như “Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX”, “Từ Trái tim đến Tâm hồn”, “Canning: Huyền thoại một con đường”, “Những cánh cửa Yuendumu”, “Phong cảnh Việt Nam - Đa dạng sinh thái, biến đổi khí hậu, khám phá mới”,...
3. Khu Kỹ Thuật Số
Khu Kỹ Thuật Số tại bảo tàng Dân tộc học đánh dấu sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và lan tỏa các giá trị của dân tộc, mang đến cho du khách cơ hội hiểu rõ hơn về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Những Hoạt Động Thú Vị Tại Bảo Tàng Dân Tộc Học
1. Múa Rối Nước
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là nơi trưng bày hiện vật và triển lãm về văn hóa dân tộc mà còn là một địa điểm thú vị cho các hoạt động văn hóa truyền thống. Một trong những hoạt động đặc biệt và thú vị tại bảo tàng là múa rối nước.
Múa rối nước là một hình thức biểu diễn truyền thống rất đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Tại bảo tàng, bạn sẽ có cơ hội được xem những tiết mục múa rối nước thú vị được trình diễn bởi các nghệ sĩ tài năng. Đây không chỉ là một buổi biểu diễn nghệ thuật mà còn là một cửa sổ mở ra để du khách được tiếp xúc gần hơn với những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Xem múa rối nước hứa hẹn sẽ là một trong những hoạt động thú vị, mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ khi tham quan bảo tàng Dân tộc học.
2. Hát Quan Họ Bắc Ninh
Quan họ là một dạng hình nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống của người dân Bắc Ninh. Nó thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa những bài hát và câu chuyện tình yêu, thường được biểu diễn bởi hai đội hát, một đội nam và một đội nữ, đối đáp lẫn nhau.
Tại Bảo tàng Dân tộc học, bạn có cơ hội thưởng thức màn biểu diễn hát Quan họ Bắc Ninh từ các nghệ nhân. Những giai điệu du dương và lời hát bay bổng sẽ đưa bạn vào thế giới của những câu chuyện tình yêu, lịch sử và truyền thống của người dân Bắc Bộ.
Xem biểu diễn hát Quan họ là một cơ hội để thưởng thức âm nhạc độc đáo khi bạn được hòa mình vào văn hóa vùng Bắc Bộ. Đây cũng là cách tuyệt vời để bạn tìm hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa và truyền thống của miền Bắc Việt Nam trong không gian hoài niệm của bảo tàng.
3. Trò Chơi Dân Gian
Tham gia trò chơi dân gian tại bảo tàng Dân tộc học là một cơ hội tuyệt vời để bạn thử sức với những trò chơi dân gian. Các hoạt động như đánh đu, ném còn, kèo co, đi thăng bằng và đi cầu kiều đều được tổ chức trong khuôn viên bảo tàng, tạo điều kiện thuận lợi để bạn trải nghiệm.
Những trò chơi này thường đòi hỏi sự khéo léo, sự phối hợp và tinh thần đồng đội, tạo ra môi trường vui nhộn và sôi động. Đặc biệt, khi tham gia vào những trò chơi này, bạn sẽ có cơ hội tương tác với mọi người và hòa mình vào văn hóa dân tộc một cách độc đáo.
Với không gian rộng rãi, những hiện vật độc đáo, và các hoạt động thú vị, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước. Đây là nơi để #teamKlook khám phá sự đa dạng và đẹp đẽ của văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa của khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới.
Bạn có thể tìm đọc thêm những bài Blog tại Klook Việt Nam về Danh Sách 15 Bảo Tàng Ở Hà Nội Bạn Nên Ghé Thăm Một Lần, Khám Phá Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội, Có Gì Ở Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia, Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam, Điểm Đến Nổi Bật Ở Hà Nội, Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Kinh Nghiệm Tham Quan Mới Nhất,... để có thêm những thông tin giá trị về những bảo tàng ở vùng đất nghìn năm văn hiến.
Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!
Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
Hãy ghé thăm Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam trong một ngày sớm nhất nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: