• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Huế Đẹp Như Thế Nào Khi Bước Lên Màn Ảnh Việt?

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 31/3/2021
    hue-tren-phim-anh

    (Nguồn ảnh: Pixabay)

    Huế là “nàng thơ”; là giai thoại kể hoài chẳng hết về Việt Nam nghìn năm văn hiến. Huế đẹp đến nhường nào mà thường xuyên xuất hiện trên phim ảnh, trở thành đề tài được bàn tán xôn xao rộng khắp các diễn đàn yêu mến bộ môn nghệ thuật thứ bảy ở Việt Nam? Cùng khám phá nét quyến rũ rất riêng của cố đô Huế qua những thước phim từng “làm mưa làm gió” màn ảnh trong nước nhé. 

    1. Nhà Vườn An Hiên

    hue-tren-phim-anh
    (Nguồn ảnh: MV Nàng Thơ Xứ Huế - Thuỳ Chi)
    “Lên sóng” tại: Dòng Sông Phẳng Lặng (2005), Nàng Thơ Xứ Huế (MV - 2018), Gái Gà Lắm Chiêu III (2020),…
    Nhắc đến nhà vườn ở Cố Đô Huế, người ta nghĩ ngay đến hà Vườn An Hiên - nằm ở số 58, đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, thành phố Huế. Sở hữu kiến trúc truyền thống, vừa thanh nhàn vừa tinh tế, địa điểm này “gây thương nhớ” bởi hàng cây xanh tươi tốt cùng hồ hoa sen khoe sắc thắm. Nhà Vườn An Hiên vốn thuộc về ái nữ thứ 18 của Hoàng Đế Dục Đức, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIV trên khuôn viên rộng hơn 4.600 mét vuông. Hầu hết nội - ngoại thất nhà đều được làm bằng gỗ quý; mái lợp ngói có đắp rồng chầu, hình hoa sen ở trung tâm. Phong vị hoàng gia ẩn chứa trong từng chi tiết chạm khắc cùng không khí cổ kính uy nghi nơi đây là điều chẳng phải bàn cãi. 

    2. Cầu Trường Tiền

    hue-tren-phim-anh
    (Nguồn ảnh: Phim Gái Gà Lắm Chiêu III)
    “Lên sóng” tại: Dòng Sông Phẳng Lặng (2005), Gái Gà Lắm Chiêu III (2020),…
    Bắc qua sông Hương yên ả, Cầu Trường Tiền (hay Cầu Tràng Tiền, Cầu Thành Thái, Cầu Clelesmenceau, Cầu Nguyễn Hoàng…) là một trong những chiếc cầu đầu tiên ở Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật phương Tây. Cầu dài 402.6 mét, bao gồm 6 nhịp dầm thép được tạo hình uốn lượn như các vành lược nối đuôi nhau. Hình ảnh các thiếu nữ trong tà áo dài màu điều lục, rong ruổi đạp xe qua Cầu Trường Tiền vào buổi chiều tà đã trở thành điểm nhấn rất thơ và cũng rất Huế. 

    3. Đồi Thiên An 

    hue-tren-phim-anh
    (Nguồn ảnh: Phim Mắt Biếc)
    “Lên sóng” tại: Mắt Biếc (2019)...
    Tuy là cái tên không quá mới mẻ ở Huế, Đồi Thiên An ngay lập tức "gây bão" mạng xã hội khi xuất hiện ở một phân cảnh đầy cảm xúc giữa Ngạn và Hà Lan trong phim Mắt Biếc (2019). Cái tên "Thiên An" có nghĩa là "sự thanh bình do ân trên ban tặng";có lẽ cũng bởi vì thế mà "an yên" chính là điều đầu tiên du khách cảm nhận được khi đến đây. Từ con đường tráng nhựa uyển chuyển nghiêng người giữa rừng thông xanh ngắt, đồi hoa "tím lịm tìm sim" đến công viên bỏ hoang huyền bí, tất cả đều hứa hẹn mang đến cho bạn chuyến du hành đầy hứng khởi. Bên cạnh Đồi Thiên An, Đồi Vọng Cảnh cũng là điểm đến dồi dào “tình thơ” dành cho #teamKlook thích chụp ảnh đấy. 

    4. Hoàng Thành Huế

    hue-tren-phim-anh
    (Nguồn ảnh: Pixabay)
    “Lên sóng” tại: Kiều (2021), Không Thể Cùng Nhau Suốt Kiếp (MV - 2020), Gái Gà Lắm Chiêu V (2021), Ngọn Nến Hoàng Cung (2004),…
    Sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua Hoàng Thành Huế trong danh sách này. Cùng với Tử Cấm Thành, Hoàng Thành Huế tạo nên Đại Nội của Kinh Thành Huế - khu vực những cung điện quan trọng bật nhất triều đình, nơi ở của gia đình Hoàng Gia cùng miếu thờ tổ tiên Nhà Nguyễn. Từng không ít lần góp mặt trên màn ảnh Việt, một vài địa điểm tham quan “đẹp xuất sắc” của Hoàng Thành Huế mà #teamKlook có thể thăm viếng trong lần vi vu sắp tới chính là: 
    • Ngọ Môn: một trong bốn cổng chính của Hoàng Thành Huế, xoay về hướng Ngọ và được xây dựng vào năm Minh Mạng. 
    • Vườn Thiệu Phương: từng được Vua Thiệu Trị xếp vị trí số hai của “Thần Kinh Thập Nhị Cảnh” của bài thơ “Vĩnh Thiệu Phương Văn”. Vườn thượng uyển này sở hữu kiến trúc hình chữ Vạn, bao gồm 2 hiên và 2 đường đi - gọi chung là cấu trúc Vạn Tự Hồi Lang cực kỳ đặc sắc. 
    • Cung Diên Thọ: nằm ở phía Tây Tử Cấm Thành, có tổng diện tích đến 17.500 mét vuông. Đây từng là nơi sinh sống của nhiều đời Hoàng Thái Hậu hoặc Thái Hoàng Thái Hậu nhà Nguyễn nên vẫn còn lưu giữ được kiến trúc duy mỹ và uy nghiêm. 
    • Duyệt Thị Đường: nhà hát cổ xưa nhất của ngành sân khấu Việt Nam, nơi hoàng thân quốc thích, quan lại, sứ thần đến để thưởng thức các vở tuồng hát. 
    • Điện Thái Hoà: được xây dựng vào thời Vua Gia Long, được dùng cho các buổi chầu, nghi lễ quan trọng của triều đình. 

    5. Chùa Thiên Mụ

    hue-tren-phim-anh
    “Lên sóng” tại: Gái Gà Lắm Chiêu III (2020),…
    Chiều qua Thiên Mụ, nắng đầy
    Nghiêng nghiêng ngọn tháp, vai gầy vấn vương
    Biết bao là nhớ, là thương
    Từ xa xưa ấy, còn nương bóng về
    ("Chiều Qua Thiên Mụ" - Nguyễn Thị Anh Phy)
    Có lẽ phải tận mắt chiêm ngưỡng, #teamKlook mới hiểu được rằng vẻ đẹp cổ kính mà lơ đãng của Chùa Thiên Mụ trong thơ ca là chẳng hề khoa trương. Giữa không gian tịch mịch của Sông Hương - Núi Ngự, tiếng chuông Chùa Thiên Ngự ngân nga khiến tâm tư du khách phương xa bỗng trở nên lắng đọng. “Một mình một cõi” tại Đồi Hà Khê, Chùa Thiên Mụ càng thêm nổi bật với Tháp Phước Duyên 7 tầng cao đến 21 mét; trên đỉnh tháp có đặt Pháp Luân như ngầm khẳng định lịch sử lâu đời của công trình hàng trăm tuổi này. 

    6. Làng Cổ Phước Tích

    hue-tren-phim-anh
    (Nguồn ảnh: Báo Lạng Sơn)
    “Lên sóng tại: Nàng Thơ Xứ Huế (MV - 2018), Kiều (2021),…
    Có thể bạn chưa biết: Làng Cổ Phước Tích có lịch sử hơn 500 tồn tại và phát triển nghề làm gốm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đến với ngôi làng cổ này, bạn sẽ được mực sở thị quần thể 36 ngôi nhà rường cổ gồm 24 nhà ở và 12 ngôi nhà thờ họ, phái. Mỗi một ngôi nhà đều được tô điểm bởi hoa văn châm khắc tinh xảo, khu vực vườn cây xanh thoáng đãng được che chắn bởi hàng rào chè tàu. Đó là còn chưa kể đến hàng loạt di sản còn sót lại từ nền văn hoá Chăm Pa, các ngôi đình, đền thờ, chùa, miếu, đại thụ... vô cùng ấn tượng. Đừng quên "check-in" cùng với gốc thị cổ thụ 500 tuổi ở Làng Cổ Phước Tích, bạn nhé!

    7. Lăng Tự Đức

    hue-tren-phim-anh
    “Lên sóng” tại: Đêm Hội Long Trì (1989), Đông Dương (1992), Ngọn Nến Hoàng Cung (2004), Dòng Sông Phẳng Lặng (2005), Trăng Nơi Đáy Giếng (2005), Trạng Quỳnh (2019),…
    Vua Tự Đức là vị vua tại vị lâu nhất của triều đại Nhà Nguyễn, nổi tiếng bởi bản tính thiện lương, yêu thi ca và hướng về thiên nhiên. Nhận định này thể hiện rõ nét thông qua Lăng Tự Đức, nơi được người xây dựng lên làm nơi ngơi nghỉ, tạm thời lánh xa việc triều chính.
    Toạ lạc tại  thôn Thượng Ba, Lăng Tự Đức nép mình giữa núi Giáng Khiêm, núi Dương Xuân và hồ Lưu Khiêm. Vị thế đắc địa này đã giúp cảnh sắc bao bọc lăng trông giống như một bức tranh thiên nhiên hữu tình, đa sắc màu nhưng có chính có phụ, nhất mực hài hoà. Lăng Tự Đức được chia làm hai khu vực chính là Lăng Mộ và Tẩm Điện, với hàng chục công trình lớn nhỏ, khắc hoạ tài hoa nghệ thuật thiên bẩm và sự cầu toàn của Vua Tự Đức lúc sinh thời. 
    Là “mọt điện ảnh” kiêm “tín đồ xê dịch”, bạn đừng ngại mà hãy cho ngay những địa điểm du lịch Huế từng xuất hiện trên phim ảnh vào kế hoạch du hí sắp tới nhé. Chắc chắn rằng #teamKlook sẽ thu hoạch được bộ ảnh check-in cực “nghệ”, xứng đáng nghìn likes trên Instagram. Bỏ túi ngay kinh nghiệm du lịch Huế tự túclịch trình du lịch Huế của Klook Vietnam trước khi khởi hành cho trải nghiệm thêm “mượt mà” nhé. 
    Xin Chào, Đây Là Klook Vietnam!
    • Klook là nền tảng dành cho du lịch tự túc, giúp bạn đặt vé tham quan, SIM/Wifi, tour trong ngày, dịch vụ đi lại, visa & voucher ẩm thực một cách dễ dàng và tiết kiệm.
    • Gia nhập cộng đồng #teamKlook ngay và luôn để nhận vô số ưu đãi và tiện ích ĐỘC QUYỀN hấp dẫn.
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: