• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Đôi dòng chia sẻ chuyến đi BangKok – Pattaya 5 ngày 4 đêm

    Klook Team
    Klook Team
    Last updated 14/3/2020
    kinh nghiem oanh tac bangkok pattaya 5n4d 0
    Bài dự thi Cuộc thi viết và chia sẻ về du lịch “Tự Do Khám Phá – Theo cách bạn muốn” của bạn Nguyễn Tiến Tuấn Anh về chuyến đi Bangkok – Pattaya 5 ngày 4 đêm cùng nhóm bạn.
    – – – – –
    Đôi dòng chia sẻ kinh nghiệm chuyến đi tự túc của nhóm 3 người chúng mình. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang ấp ủ ý định du lịch Thái Lan.

    Vé máy bay

    Mình book vé VNA trước ngày đi 2 tháng giá 3.5 triệu khứ hồi. Trên máy bay, tiếp viên sẽ phát cho các bạn một tờ khai nhập cảnh, nếu tiếp viên không phát cho các bạn tờ khai nhập cảnh thì xuống sân bay họ sẽ phát (các bạn nên mang theo bút để chủ động và tiết kiệm thời gian). Họ sẽ xé một nửa và các bạn nhớ phải giữ lại một nửa để lúc về làm thủ tục xuất cảnh.
    Mình thấy có một số bạn review phải mang nhiều tiền theo người không sợ khi làm thủ tục nhập cảnh họ sẽ hỏi lý do đến Thái và phải show tiền ra, nhưng may mắn là khi mình nhập cảnh họ không hỏi gì cả.
    bảng hướng dẫn tại sảnh đến

    Khách sạn

    Pattaya mình book Eastiny Place hotel ở khu trung tâm Pattaya.
    Bangkok mình book Glur Central Pratunam gần chợ pratunam và trạm BTS Ratchathewi.
    khách sạn tại bangkok

    Thẻ SIM

    Sim 4G mình đặt trên Klook 102k/sim nhận tại tầng B sân bay Suvarnabhumi (BKK).
    sân bay suvarnabhumi

    Đi lại

    + Xuống sân bay BKK mình mua vé xe bus đi Pattaya ở gate 8 tầng 1. Giá 120 bath.
    biển và đảo tại pattaya
    + Ở Pattaya phương tiện đi lại chính là Songthaew (song thẻo) khi lên xe nhớ mặc cả giảm nửa giá nhé. Ngoài ra còn có taxi (đặt qua Grab).
    + Từ Pattaya ra đảo Koh Larn mình mua vé tàu ở điểm A của bến phà pattaya giá 30 bath/người/chiều.
    + Từ Pattaya về Bangkok mình qua bến xe phía bắc Pattaya tên đầy đủ của nó “Air Conditioned Bus Terminal Pattaya – Bangkok” đến quầy số 1 chọn chuyến tới trạm Eastern Bus Terinal ở Ekkamai – Bangkok. Sau đó đi tàu điện BTS về trạm Ratchathewi.
    + Phương tiện di chuyển chính của nhóm mình ở Bangkok là tàu điện trên cao BTS và tàu điện ngầm MRT. Bạn có thể mua vé tại quầy BTS hoặc máy bán vé tự động. Mua vé BTS tại cây bán vé thì nhớ qua quầy đổi tiền giấy thành tiền xu. Về lịch trình và chiều đi của tàu có thể tra qua google map và app tàu điện của Bangkok.
    tàu điện BTS ở bangkok
    + Mình có đi xe bus từ Khaosan về Siam tuy nhiên đường khá tắc và xe bus khá cũ kỹ, ọp ẹp.
    + Ở Bangkok có thể đi taxi qua grab hoặc Line Man. Nhóm mình có trải nghiệm đi tuk tuk cảm giác khá phiêu, lái xe khá ẩu, luồn lách đánh võng lao nhanh như bay nhiều khi tưởng văng người ra ngoài luôn ( khuyên các bạn loại phương tiện này chỉ nên thử cho biết). Nhớ mặc cả rõ ràng trước khi lên xe nhé. Tuy nhiên là không khuyến khích mọi người đi taxi, xe bus và tuk tuk vì BangKok tắc đường khủng khiếp.
    xe tuk tuk ở bangkok
     + Đi từ bangkok ra sân bay: mình bắt BTS về trạm Phaya Thai sau đó mua vé tàu điện city line đi ra thẳng sân bay BKK.

    Trải nghiệm ẩm thực

    Đồ ăn bên Thái khá là rẻ, trái cây, đồ ăn đường phố khá đa dạng và tươi ngon.
    + Pattaya: hải sản khá rẻ và tươi, đặc biệt xôi xoài ở đây ngon, bổ, rẻ hơn Pangkok.
    quầy xôi xoài
    xôi xoài
    + 7/11 có ở muôn nơi đồ ăn thì rẻ đến bất ngờ (rẻ hơn circle K của VN) – ở đây có bánh chuối siêu yêu luôn. 
    + Bạn nào là fan của sashimi như mình thì có thể qua Fuku Intown ở tầng 2 siam square. Giá 499 bath/ set buffet ( được ăn trong vòng 2 tiếng thôi nhé ) cá hồi ở đây khá tươi, ngon đặc biệt là món “sashimi bốc khói” đáng để thử lắm nhé. Ăn xong có thể lạc trôi qua  Mango Tango gần đó để chìm đắm trong thế giới của xoài ( quán này hơi chảnh, phải gọi mỗi người ít nhất 1 món thì mới được ngồi ăn ở trong quán).
    sashimi ở fuku intown
    mango tango
    + Đến đất Thái mà không ăn món Thái thì hơi uổng. Nên thử qua pad Thái, Tom Yum, nộm đu đủ nhé các bạn. Mấy món này có ở muôn nơi. Bạn có thể kêu người ta giảm ne vồ cay.
    + Đồ ăn đường phố: có thịt nướng và bạch tuộc nướng rất dễ làm người ta siêu lòng. Trái cây ngập tràn các con đường, bạn nào ăn được sầu riêng thì đừng bỏ lỡ.
    xiên thịt nướng ở thái lan

    Trung tâm thương mại, mua sắm

    + Chợ Pratunam và Platinum: vô đây bạt ngàn quần áo. Là 2 địa điểm đối diện nhau. Chợ pratunam mình thấy giống  chợ sinh viên ở VN – phiên bản chanh xả hơn 😂. Còn platinum thì như chợ Đồng Xuân phiên bản nâng cấp. Bạn nào muốn mua quần áo giá rẻ có thể qua đây.
    + Big C: khá là nhiều mặt hàng tiêu dùng Thái. Vô đây gặp rất nhiều người Việt mình thôi à.
    trung tâm big C
    + Central World: đối diện big C là một thiên đường mua sắm ko thể bỏ qua. Đặc biệt vào tầng 1 có hẳn hội chợ ẩm thực, du lịch Việt Nam, giao lưu văn hóa Việt Nam – Thái Lan.
    khu giao lưu văn hóa Việt Nam ở central world
    + Siam Paragon Là khu trung tâm cũ hơn nên cũng không có nhiều thứ để chơi như mấy khu mới, nhưng bù lại ở Paragon lại có S.E.A Life Ocean World– thuỷ cung nằm dưới tầng hầm của Siam Paragon rất đẹp.
    trung tâm siam paragon
    + Siam Center, Siam Square: hợp với phong cách của những bạn xì tin, xì khói. Ở đây bán nhiều món đồ siêu Kute. (Mình qua đây chỉ để ăn sashimi và Mango Tango thôi).
    siam square
    + Terminal 21: gần ga tàu điện Asok. Bạn sẽ được du lịch khắp thế giới ngay giữa lòng Bangkok, bởi các tầng của trung tâm thể hiện phong cách của các thành phố khác nhau như Rome, Paris, Tokyo…Nên dành nhiều thời gian tới khám phá nơi này nhé.
    terminal 21
    bên trong terminal 21
    + Chợ Chatuchak (mình hay đọc là chắc tôi chết) mở cửa vào cuối tuần, gần ga Mochit. Đây là cái chợ to nhất mình từng đi. Vào đó thì bạt ngàn đầy đủ đồ từ A đến Z luôn. Nếu bỏ qua địa điểm này thì chưa đủ hương vị Thái Lan đâu nha.
    cổng chợ chatuchack
    smoothie dâu ở chợ chatuchak

    Lịch trình

    Ngày 1: Hà Nội – Bangkok – Pattaya

    – 15 giờ hạ cánh sân bay Suvarnabhumi
    – Mua vé đi pattaya
    – Check in khách sạn
    – Đi wallking street
    tượng phong cách thái tại sân bay suvarnabhumi

    Ngày 2: Pattaya – Bangkok

    – Sáng check out và gửi đồ
    – 9 giờ ra đảo Koh Larn ( mua vé ở cuối đường wallking street)
    – Đi trại cừu swiss Sheep Farm (mình book vé trên Klook có 50k/người)
    – Đi núi phật vàng Khao Chi Chan
    – Về khách sạn lấy đồ
    – Ra bến Air Conditioned bus terminal pattaya
    – Bangkok đi chuyến về Eastern Bus Terinal ở Ekkamai
    – Tối: về khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối, thăm quan khu Pratunam.

    Ngày 3: Bangkok

    – Đến chùa Phật Vàng ( ăn mặc nghiêm túc)
    – Đi China town
    – Đi phà du lịch thăm quan sông Chao Phraya, chùa bình minh, Hoàng Cung, Tha Maharaj, phố Tây KhaoSan
    – Đi ngắm tháp MahaNakhon.
    khu chinatown về đêm

    Ngày 4: Bangkok

    – Đi Platinum
    – Siam Square (ăn sashimi và mango là chính)
    – Đi Central World
    – Đi Big C
    – Đi Terminal 21
    – Đi Bar ở So Sofitel ( bar ở tầng 29 gần trạm tàu điện ngầm Lumphini lên trên ngắm cảnh Bangkok vô cùng lung linh.  Mình book vé đồ uống trên klook khoảng 250k/người) lưu ý khi lên đây phải ăn mặc nghiêm túc.
    chinatown

    Ngày 5: Bangkok – Hà Nội

    – Đi chợ Chatukcha, Pratunam
    – Đi tàu điện city line ra thẳng sân bay Suvarnabhumi về Hà Nội
    Đó là đôi dòng trải nghiệm của mình hy vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho những bạn đang có ý định du lịch tự túc Thái Lan
    Tổng kết lại theo cảm nhận cá nhân của mình thì  Thái Lan là địa điểm du lịch đúng với tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Người dân khá thân thiện và dễ thương. Đi rồi lại muốn đi tiếp. Bạn nào dự định đi thì cố gắng sắp xếp lịch trình càng dài càng tốt nhé. Mình thấy 5 ngày vẫn chưa đủ để trải nghiệm.
    Xem thêm một số bài viết thú vị về Thái Lan tại đây: