• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Làng Lụa Vạn Phúc: Làng Nghề Truyền Thống Trong Lòng Hà Nội

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 25/12/2023
    lang-luc-van-phúc
    Làng lụa Vạn Phúc, làng nghề truyền thống 1000 năm tuổi giữa lòng thủ đô, là nơi lưu giữ văn hóa bao đời. Ghé thăm nơi đây cùng Klook Vietnam!

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!
    Làng lụa Vạn Phúc, tọa lạc tại Hà Đông, tự hào là một trong những làng nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Được công nhận là "Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn hoạt động đến ngày nay", làng lụa này mang trong mình một di sản văn hóa và nghệ thuật độc đáo với hơn 1000 năm lịch sử. Làng Vạn Phúc không chỉ là một biểu tượng của nghề thủ công truyền thống, mà còn là một điểm du lịch hấp dẫn với không gian sống ảo tuyệt đẹp. Theo chân Klook Vietnam khám phá những điểm đặc biệt của làng nghề này nhé!

    Giới Thiệu Làng Lụa Vạn Phúc

    Làng Lụa Vạn Phúc Ở Đâu?

    Làng lụa Vạn Phúc, còn được gọi là làng lụa Hà Đông, nằm bên bờ sông Nhuệ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Đây là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đang tồn tại ở Việt Nam. 
    Làng lụa Vạn Phúc được xem là cái nôi của nghề dệt lụa, với lịch sử kéo dài qua một nghìn năm. Hiện tại, dù quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nơi đây vẫn giữ được những dấu ấn của làng quê xưa với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình,... Trong làng, đến nay vẫn còn gần 800 hộ gia đình sinh sống bằng nghề dệt lụa truyền thống. Làng lụa Vạn Phúc với vẻ đẹp cổ kính vượt thời gian là một điểm đến độc đáo cho những ai muốn tìm hiểu về nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam.

    Lịch Sử Làng Lụa Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: Sở du lịch thành phố Hà Nội
    Theo những tài liệu khảo cổ và hiện vật xưa lưu lại, nghề lụa tại Vạn Phúc đã được ra đời cách đây khoảng 1000 năm. Lúc thành lập, làng có tên là Vạn Bảo, nhưng vì kỵ húy của vua Nguyễn nên làng đổi tên thành Vạn Phúc.
    Theo dân gian kể lại, vào khoảng 1100 năm trước, ở làng có vợ chồng thái thú Giao Chỉ Cao Biền cai quản nơi đây. Vợ thái thú, bà Lã Thị Nga, là người giúp đỡ dân chúng học cách làm ăn, và truyền nghề dệt lụa cho làng. Dần dần, làng nghề phát triển, trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Vào thời nhà Nguyễn, lụa ở đây là loại vải được vua ưa chuộng. Quần áo của vua Khải Định, và vua Bảo Đại đều được may từ lụa Vạn Phúc. 
    Không chỉ nổi tiếng trong nước, lụa Vạn Phúc còn vươn tầm quốc tế, được nhiều nước châu Âu đón nhận. Năm 1931 và 1932, lụa Vạn Phúc được chính thức giới thiệu đến thị trường quốc tế tại những hội chợ lớn là Marseille và Paris. Người Pháp bấy giờ đánh giá lụa Vạn Phúc là loại vải dệt tinh xảo, có chất lượng hàng đầu trong toàn cỏi Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc được xuất khẩu ra các nước Đông Âu, mang lại nguồn lợi đáng kể cho quốc gia.

    Các Sản Phẩm Của Làng Lụa Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: Sở du lịch thành phố Hà Nội
    Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo và tinh tế. Nơi đây sản xuất nhiều loại mặt hàng dệt tơ lụa, từ lụa truyền thống đến các loại đặc biệt như là, gấm, vóc, và nhiều loại lụa khác. Trong đó, loại lụa Vân nổi bật với hai loại là vân quế hồng diệp và lưỡng long song phượng, có đặc điểm hoa nổi và hoa chìm tạo hiệu ứng thú vị khi chiếu sáng. Kích thước chuẩn của vải lụa Vạn Phúc thường là từ 90–97 cm.
    Không chỉ đa dạng về loại hình, sản phẩm lụa Vạn Phúc còn đa dạng về các hoa văn trang trí. Vải lụa ở Vạn Phúc thường được trang trí với các các mẫu hoa văn động vật, thực vật, đồ vật và hình họa. Mẫu Song Hạc, Thọ Đỉnh, và Tứ Quý là những ví dụ tiêu biểu cho sự sáng tạo và tài nghệ của người thợ làng Vạn Phúc. 

    Hướng Dẫn Đi Làng Lụa Vạn Phúc Từ Hà Nội

    Làng lụa chỉ cách trung tâm Hà thành 10km, thuận tiện cho #teamKlook khám phá. Bạn có thể tham khảo một số cách di chuyển thuận tiện dưới đây:
    • Xe bus: Phương tiện công cộng là lựa chọn phù hợp giúp bạn di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm. Một số tuyến xe bus đi đến làng Vạn Phúc: số 3, 7, 14, 20c, 25, 26, 31, 32, 36, 50, 55, và 79.
    • Xe cá nhân: Nếu muốn tự do lịch trình, kết hợp tham quan nhiều nơi, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, hay xe ô tô. Tuyến đường từ trung tâm đến làng lụa: trung tâm Hà Nội - đường Nguyễn Trãi - bưu điện Hà Đông - rẻ phải đến Vạn Phúc. Hoặc bạn cũng có thể đi tuyến: trung tâm Hà Nội - đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - làng Vạn Phúc.
    • Thuê xe: Bạn có thể bắt taxi, hoặc các dịch vụ xe công nghệ để thuận tiện di chuyển đến làng lụa nếu chưa có phương tiện riêng.

    Các Điểm Nhấn Du Lịch Ở Làng Lụa Vạn Phúc

    1. Cổng Làng Vạn Phúc - Cổng Làng Truyền Thống

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: Sở du lịch Hà Nội
    Để vào làng lụa, #teamKlook cần đi qua cổng làng, cánh cổng cao sừng sừng đầy uy nghi giữa thành phố hiện đại. Cổng làng hiện này là cổng mới được xây lại, phục chế theo cổng làng cũ với cấu trúc tam quan và được xây hoàn toàn bằng gạch đỏ. Cổng chính ở trung tâm, có hàng chữ “LÀNG VẠN PHÚC”, hai bên là hai cổng phụ. Cánh cổng vừa thể hiện nét truyền thống của một làng nghề 1000 năm tuổi, vừa là biểu tượng cho tinh thần bền bỉ của những con người nơi đây. Những người thợ nghề ở làng sẵn sàng vượt mọi khó khăn để bảo tồn và phát triển nghề lụa truyền thống.
    Ngoài ra, trước cổng làng, bạn sẽ thấy tảng đá màu trắng xám đầy vẻ nguyên sơ với dòng chữ "Làng lụa Vạn Phúc". Chữ được khắc sâu vào bia đá với nét khắc mềm mại như lụa. Hình ảnh bia đá trước cổng vừa thân quen, lại vừa ấn tượng như một chứng nhận cho một làng nghề có tiếng.

    2. Con Đường Ô Sặc Sỡ 

    lang-luc-van-phúc
    Con đường ô sặc sỡ trong làng lụa Vạn Phúc là một điểm nổi bật thu hút du khách mỗi khi ghé thăm. Trước khi bước vào khu vực bên trong làng, bạn sẽ bất ngờ bởi dải màu sắc tuyệt đẹp được tạo nên từ hàng nghìn chiếc ô nhỏ treo phía trên đầu, phủ rợp cả đoạn đường dài 100m. Đây chính là nơi thú vị để bạn lưu lại những bức ảnh ấn tượng, một địa điểm check-in lý tưởng.
    Buổi tối, khi Vạn Phúc lên đèn, con đường ô sặc sỡ lại càng huyền hảo. Ánh sáng lung linh kết hợp với màu sắc rực rỡ tạo nên không gian thần tiên. Dọc hai bên đường, những cửa hàng lụa cổ kính mọc san sát. Cảm giác như bạn đang lạc vào một thế giới thần tiên của màu sắc và ánh sáng, nơi truyền thống và hiện đại hòa quyện, làm cho cuộc hành trình đến làng lụa Vạn Phúc trở nên đáng nhớ và thú vị.

    3. Chợ Lụa Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: toquoc.vn
    Chợ lụa Vạn Phúc, nằm trong làng lụa nổi tiếng của Việt Nam, là điểm nhấn không thể bỏ qua khi bạn đến thăm. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng sự mềm mại và óng ánh của những tấm lụa thủ công. Điểm đặc biệt của sản phẩm lụa Vạn Phúc chính là hoa văn đa dạng, với bốn loại chính: thực vật, động vật, hình họa và đồ vật. Điều độc đáo là các họa tiết được thiết kế đối xứng tạo nên cảm giác tinh tế và thanh lịch. Lụa Vạn Phúc được làm từ tơ tằm, và để tạo ra sản phẩm hoàn hảo, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn từ việc chế tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm cho đến phơi căng.
    Các gian hàng tại chợ lụa Vạn Phúc cung cấp đa dạng sản phẩm như tấm vải lụa, quần áo lụa, khăn lụa, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Bạn có thể lựa chọn những món đồ lụa ấn tượng để mang về làm quà hoặc để thêm vào bộ sưu tập cá nhân. Chợ lụa Vạn Phúc không chỉ là nơi mua sắm mà còn là trải nghiệm văn hóa độc đáo, thể hiện sự tự hào và tài nghệ của người thợ làng lụa truyền thống tại Việt Nam.

    4. Bức Tường Bích Họa Ấn Tượng Trong Làng Nghề Lụa Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Tại làng lụa Vạn Phúc, ngoài con đường sặc sỡ rợp bóng ô, du khách còn có cơ hội khám phá một điểm nhấn du lịch độc đáo - bức tường bích họa ấn tượng. Nằm giữa lòng làng lụa, bức tường này đã trở thành một điểm đến thu hút sự quan tâm của khách tham quan và người yêu nghệ thuật.
    Những hình ảnh mộc mạc trên bức tường này là tác phẩm của những cô giáo tại trường mầm non Vạn Phúc. Họ đã tự tay vẽ lên bức tường để tái hiện cuộc sống và hoạt động hàng ngày của làng nghề. Những nét vẽ giản dị trên bức tường độc đáo này tái hiện điểm đặc trưng của làng lụa Vạn Phúc, từ cảnh cây đa bên bến nước, sân đình thôn quê cho đến những công đoạn dệt vải đặc trưng.
    Bức tường bích họa không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật bắt mắt mà còn là một nơi tuyệt vời để du khách hiểu sâu hơn về cuộc sống và công việc của người dân ở làng lụa này. Đây là một điểm đến tuyệt vời cho những người yêu nghệ thuật, và những bạn trẻ muốn tạo nên những bức ảnh ấn tượng.

    5. Lễ Hội Làng Nghề Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: Báo lao động
    Lễ hội làng nghề Vạn Phúc là một sự kiện thú vị thu hút du khách từ khắp nơi đến thăm và khám phá nét đẹp của làng lụa truyền thống tại Việt Nam. Lễ hội diễn ra từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 7 tháng 11 âm lịch hàng năm, trong không khí linh đình và náo nhiệt. Đây không chỉ là cơ hội để du khách tham quan và mua sắm sản phẩm lụa chất lượng, mà còn là dịp để khám phá những nét đẹp lịch sử và văn hóa của nghề dệt lụa.
    Lễ hội được chia thành ba phần chính: phần lễ, phần hội và phần quảng bá làng nghề. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về cách lấy sợi tơ tằm, quy trình dệt lụa, và thăm quan các xưởng dệt lâu đời. Ban ngày, làng lụa rực rỡ với những dải lụa đầy màu sắc dưới nắng, còn khi đêm buông xuống, ánh đèn vàng lung linh làm cho làng lụa trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết. Đèn sáng nhuộm vào từng thớ lụa, tạo nên một bức tranh lãng mạn và độc đáo.
    Lễ hội làng nghề Vạn Phúc không chỉ là một cơ hội để khám phá thế giới của nghề dệt lụa mà còn là một trải nghiệm văn hóa ấn tượng. Đây sẽ là nơi du khách có thể tận hưởng sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo hiện đại, cũng như chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công tinh xảo và đẹp mắt.

    6. Đình Làng Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: Tạp chỉ Người Hà Nội
    Đình làng Vạn Phúc, nằm ở trung tâm của làng lụa, là một trong những điểm nhấn quan trọng trong hành trình du lịch tại ngôi làng nghề nổi tiếng này. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt, mà còn mang trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt.
    Đình làng thờ Thành Hoàng làng, người được biết đến với danh hiệu "Hộ nước - Giúp dân." Đình có mái ngói đỏ, mang vẻ trầm mặc, đã tồn tại qua bao thế hệ. Đây chính là biểu tượng của lòng biết ơn và tôn kính của người dân Vạn Phúc đối với cha ông đã góp phần xây dựng nên ngôi làng nghề nổi tiếng.
    Theo truyền thuyết, Thành Hoàng làng, và cũng là Tổ nghề làng lụa, là bà Lã Thị Nga, người đã truyền nghề nuôi tằm dệt vải cho cả vùng. Phía sau đình làng vẫn lưu giữ những dụng cụ truyền thống của ngành dệt, từ thước sơn đến vạch bằng ngà, tạo nên không gian văn hóa độc đáo.
    Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng 8 và ngày 25 tháng chạp âm lịch, làng Vạn Phúc sẽ tổ chức lễ hội giỗ tổ tại đình Thành Hoàng. Đây là dịp để người dân và du khách tham gia vào các hoạt động truyền thống và tận hưởng không gian linh thiêng, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

    7. Chùa Cổ Tại Làng Nghề Vạn Phúc

    lang-luc-van-phúc
    Nguồn ảnh: luavanphuchadong.vn
    Chùa Vạn Phúc, là một trong những điểm nhấn du lịch tâm linh nổi bật trong làng lụa. Chùa theo phái Đại thừa, hướng về phía nam, mang đậm nét kiến trúc truyền thống và nghệ thuật Việt Nam.
    Chùa Vạn Phúc bao gồm nhiều công trình ấn tượng như Tam quan với ba lối đi chính được trang trí vòm cong và chuông chùa ở tầng trên. Nhà ngoài với kiến trúc ấn tượng, tường hồi bít đốc, và mái lợp ngói. Tiền đường và Thượng điện là nơi đặt các tượng Phật và tượng các vị thần, với tượng Di Đà Tam tôn, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Quan Âm, Ngọc Hoàng, và nhiều tượng thần khác. Toà Cửu long ấn tượng là nơi tạo điểm nhấn cho không gian linh thiêng của chùa.
    Ngoài các công trình kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Vạn Phúc còn có một khuôn viên rộng rãi với sân, vườn cây ăn quả và tháp mộ sư. Đây là nơi du khách có thể tìm hiểu về văn hóa, tâm linh, và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
    Chùa Vạn Phúc đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật và là một điểm dừng chân thú vị cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa và tâm linh đặc biệt của làng lụa Vạn Phúc và vùng Hà Tây.

    Kinh Nghiệm Mua Hàng Ở Làng Lụa Vạn Phúc

    Để có trải nghiệm mua sắm thú vị và thuận lợi tại làng lụa, hãy bỏ túi những kinh nghiệm sau đây của Klooker nhé:
    • Định sẵn món đồ bạn muốn mua: Vạn Phúc có một loạt sản phẩm đẹp và đa dạng, vì vậy bạn có thể lên sẵn danh sách những vật cần mua để tránh tình trạng không biết nên mua gì, hay mua sắm quá đà.
    • Tham khảo giá trước khi mua: Mức giá ở Vạn Phúc thường không chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, bạn nên thảo khảo giá ở một vài cửa hàng, và cũng có thể thương lượng mức giá để mua được sản phẩm với chi phí hợp lý nhất.
    • Lên kế hoạch cho lịch trình tham quan: Vạn Phúc không chỉ nổi tiếng với sản phẩm lụa mà còn có nhiều địa điểm tham quan thú vị. Lên kế hoạch thăm những địa điểm bạn quan tâm để tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm làng lụa.
    Làng lụa Vạn Phúc, làng nghề 1.000 năm tuổi vẫn đang phát triển giữa lòng Hà Nội, là một di sản văn hóa đậm nét truyền thống chờ #teamKlook đến khám phá. Những dải lụa óng ả dưới nắng, những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam sẽ đưa bạn đến một khung trời bình yên, tách biệt với thủ đô hiện đại náo nhiệt.

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.

    Muốn cập nhật tin tức & ưu đãi du lịch mới nhất?

    Tham gia cộng đồng “mê xê dịch” của Klook Vietnam để cập nhật các tin tức du lịch nóng hổi, chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều sự kiện đáng “hóng hớt” nhất nè. 
    1. Facebook Klook Vietnam (@klook_vietnam)
    2. Instagram Klook Vietnam  (@klook_vietnam)
    3. Tiktok Klook Vietnam (@klook_vietnam)
    Bạn đã sẵn sàng cho những trải nghiệm hấp dẫn ở làng lụa Vĩnh Phúc chưa?
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: