Phố Cổ Hội An có gì đặc sắc? Vì sao qua bao nhiêu năm tháng, Phố Cổ Hội An chưa từng đánh mất sức hút đối với người thích du lịch? Cùng Klook Vietnam tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp nhất về Phố Cổ Hội An trên Google nhé!
Không quá lời khi bảo rằng Phố Cổ Hội An là một trong những địa điểm du lịch Việt Nam HOT nhất hiện nay. Từ những trang báo chính thống đến các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Tiktok, Instagram hoặc Facebook, hình ảnh Phố Cổ Hội An hiện lên đầy hoài niệm; và có nhiều hơn một lần vẻ đẹp của Phố Cổ Hội An được tôn vinh trên các diễn đàn du lịch quốc tế.
Nói về Phố Cổ Hội An, người ta nghĩ ngay đến những dãy nhà mái ngói, tường sơn vàng rực rỡ khiến mọi con đường như tự toả sáng. Đó cũng có thể hành trình trầm lắng trên thuyền xuôi dòng Thu Bồn và thả hoa đăng, lắng nghe giai thoại đầy cảm xúc về hàng trăm năm về trước. Và dù có yêu thích địa điểm này hết mực, bạn ắt hẳn vẫn còn đôi điều thắc mắc về Phố Cổ Hội An. Vậy thì hãy để Klook đưa bạn xuyên không về quá khứ ngắm nhìn lại những ký ức Hội An xưa kia - một cảng thị sầm uất trải qua nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng, một niềm tự hào của dân tộc cho đến tận bây giờ nhé.
Các Hoạt Động Du Lịch Hội An Được Yêu Thích:
Đã đến “Klook” du lịch không lo âu. Bỏ túi ngay các sản phẩm du lịch Hội An bán chạy nhất nhé!
Tiện ích & phương tiện di chuyển:
Tour ngày đầy hứng khởi:
Địa điểm tham quan - Danh lam thắng cảnh:
1. Phố Cổ Hội An Ở Đâu?
Phố cổ Hội An có vị trí ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển duyên hải miền Trung tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, tuyến giao thông cực kỳ tiện lợi nên thường sẽ gộp chung các tour du lịch Hội An - Huế - Đà Nẵng.
Phố cổ là nơi giao thoa giữa kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản, mang đậm những nét cổ xưa trầm lặng. Thành phố Hội An xinh đẹp vốn được xem là cổ trấn chất chứa nhiều hoài niệm của Việt Nam. Phố cổ này được chia thành 9 phường khác nhau. Phía đông giáp với biển Đông, phía tây giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, còn lại phía Bắc giáp với thị xã Điện Bàn và biển Đông.
2. Phố Cổ Hội An Tiếng Anh Là Gì?
Phố cổ Hội An tiếng Anh là Hoi An Ancient Town, cái tên gọi dành cho khách du lịch nước ngoài khi đến với cổ trấn xinh đẹp này.
Phố cổ Hội An đẹp đến mức không chỉ được ca ngợi trên báo chí là của Việt Nam mà vang danh khắp nơi trên thế giới, du khách nước ngoài ca ngợi về vùng đất Hội An đẹp lắng đọng, hoài cổ có những mộc mạc giản dị thế nào.
3. Phố Cổ Hội An Có Từ Năm Mấy? Lịch Sử Hình Thành Phố Cổ Hội An Như Thế Nào?
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, vào thời nhà Lê và mở ra thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử cho thương cảng này hàng trăm năm sau đó. Với sự hòa hợp của nhiều nền văn hóa và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Nhờ vào yếu tố thuận lợi của khí hậu và địa lý, Hội An từng là một thương cảng quốc tế hưng thịnh và sầm uất, là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn và thương buôn Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây kéo dài suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, Hội An cũng từng có dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được biết đến với con đường tơ lụa trên biển.
Lịch sử hình thành phố cổ Hội An bắt đầu từ năm 1527 khi Mạc Đăng Dung giành được ngôi của nhà Lê, vùng Đông Kinh khí ấy thuộc toàn quyền cai quản của nhà Mạc. Đến năm 1533 Nguyễn Kim tập hợp binh sĩ lại, nhân danh nhà Lê chống lại nhà Mạc. Đến khi Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền lấn át dòng họ của Nguyễn Kim. Đến năm 1558 người con trai thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng mới đưa các thành viên trong gia quyến và binh lính trở về Thuận Hóa cổ thủ.
Sau năm 1570 Nguyễn Hoàng đã kiểm soát được quyền trấn thủ Quảng Nam, cùng con trai là Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành lũy, dồn sức vào phát triển kinh tế của Đàng Trong, mở rộng các cuộc giao thương, buôn bán với nước ngoài. Từ đó Hội An trở thành khu thương cảng bậc nhất Đông Nam Á thời đó.
Trải qua nhiều thăng trầm của các sự kiện lịch sử như giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Hội An vẫn là bến cảng sầm uất với các dãy phố Nhật, phố người Hoa,...Và sau khi chúa Trịnh chiếm được Quảng Nam, Hội An bị phá hủy hoang tàn chỉ còn để lại các kiến trúc tín ngưỡng.
Hội An chỉ hồi sinh lại 5 năm sau đó nhưng sự nhộn nhịp của thương mại không còn được như trước. Người Hoa và người Việt đã cùng xây dựng lại thành phố từ đống đổ nát theo kiến trúc của họ nên vô tình khiến dấu vết của khu phố Nhật biến mất mãi mãi.
Đến thời nhà Nguyễn do thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế giao thương với nước ngoài nên cảng Đông Kinh ngày càng mất đi vị thế quan trọng. Đến năm 1976 của thế kỷ 20, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập, Đà Nẵng dần phát triển mạnh, Hội An bị rơi vào quên lãng. Phải đến năm 1980 mới nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam và các nước khác. Đến năm 1999, Hội An được ghi tên vào danh sách “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” mới trở nên thu hút khách du lịch và nổi tiếng cho đến ngày nay.
4. Hội An Có Ý Nghĩa Gì?
Người phương Tây xưa kia đã gọi Hội An bằng cái tên Faifo có ý nghĩa chỉ đô thị - phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ được xem là một cách gọi, không được coi là tên chính thức. Mà Hoài Phố mới là tên gọi chính thức của Hội An lúc bấy giờ.
Và tên Hội An ngày nay đã được biết đến từ rất lâu trước đó và không biết chính xác vào thời gian nào. Vào thời Lê, tấm bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa danh Hội An phố, Hội An đà, Hội An kiều.
5. Phố Cổ Hội An Được UNESCO Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Thế Giới Vào Năm Nào?
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999. Phố cổ Hội An được công nhận dựa trên hai tiêu chí:
- Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa đa phương qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
- Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách trọn vẹn.
6. Từ Đà Nẵng Đến Phố Cổ Hội An Bao Xa? Thời Gian Di Chuyển Bao Lâu? Đi Bằng Phương Tiện Gì?
Khoảng cách từ Đà Nẵng đến Hội An là khoảng 30km về phía Nam. Thời gian di chuyển sẽ phụ thuộc vào phương tiện sử dụng như sau:
- Xe máy: Thường mất khoảng 45 - 50 phút để đi từ Đà Nẵng đến Hội An.
- Xe bus: Thời gian di chuyển bằng xe bus là từ 70 đến 80 phút.
- Xe ô tô: Đối với xe ô tô, thời gian di chuyển dự kiến là từ 45 - 55 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể biến đổi theo tình hình giao thông và điều kiện đường.
7. Thời Tiết Tại Phố Cổ Hội An Như Thế Nào?
Khí hậu ở Hội An mang đậm tính chất khí hậu vùng nhiệt đới của ven biển Miền Trung với 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Đặc trưng thời tiết ở Hội An nóng ẩm mưa nhiều và nắng cũng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.
Vì vậy khí hậu Hội An luôn ôn hòa sẽ không có một mùa đông lạnh như miền Bắc và mùa nẵng quá nóng như miền Nam. Khí hậu ở đây được phân biệt rõ rệt giữa mùa mưa, mùa ít mưa và mùa nắng nóng. Nhìn chung, khí hậu ở Hội An khá hiền hòa và dễ chịu với nền nhiệt trung bình không quá nóng. Thời điểm đỉnh cao của mùa hè, nhiệt độ vào ngưỡng 28-33°C không quá cao, trong khi nhiệt độ mùa đông cũng khá lý tưởng với mức nhiệt 18-23°C. Có thể nói từ tháng 1 đến tháng 9 thời tiết đẹp, nắng nóng khoảng rơi vào tháng 4-8. Từ tháng 10 đến tháng 11 Hội An thường có mưa và bão và vào tháng 12 thời tiết sẽ hơi se lạnh nhưng rất trong lành và dễ chịu.
8. Phố Cổ Hội An Có Gì Chơi?
Nổi bật trong bản đồ du lịch miền Trung, phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị và thơ mộng. Bất kể dù là ngày hay đêm, du lịch Hội An vẫn khoác lên cho mình một vẻ đẹp quyến rũ khác nhau. Vậy phố cổ Hội An có gì chơi?
Theo chân Klook Vietnam điểm danh những địa điểm du lịch nổi bật không thể ngó lơ khi đi du lịch Hội An sau đây:
Nhà cổ Tấn Kỳ
Độc đáo với phong cách kiến trúc kết hợp của 3 nền văn hóa: Việt-Trung-Nhật được xây dựng cách đây 200 năm. Đây từng là nơi ở của gia tộc họ Lê, nhà có nhiều gian như: mặt trước để buôn bán và mặt sau để nhập hàng hóa. Nhà Cổ Tần Ký có mặt trong danh sách những ngôi nhà cổ được vinh danh là di sản văn hóa quốc gia và được chọn là nơi duy nhất ở Hội An đón nguyên thủ quốc gia trong và ngoài nước ghé thăm.
Hội quán Triều Châu
Có tên gọi khác là Chùa Ông Bốn được xem là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất tại phố cổ Hội An. Sở hữu lối kiến trúc đặc sắc, Hội Quán Triều Châu gây ấn tượng với du khách với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo và họa tiết sắc nét trên những kết cấu gỗ vững chắc. Đặc biệt, nghệ thuật chạm nổi hoa văn bằng sành, sứ cũng được áp dụng tạo nét riêng biệt làm tăng thêm vẻ đẹp và tạo nên tính nghệ thuật cho công trình.
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ này được xây dựng từ thế kỷ XIX có tuổi đời hơn 100 năm tuổi. Chủ nhân của ngôi nhà từng là một thương gia nổi giàu có nổi tiếng, với mong muốn gia đình luôn làm ăn hưng thịnh nên ông đã lấy tên là " Phùng Hưng". Với kiến trúc đặc biệt của 3 nền văn hóa: Nhật – Trung – Việt, phần gác được làm bằng nhiều thanh gỗ cao, có dãy hành lang rộng bao quanh ngôi nhà đậm nét Á Đông đặc trưng của ngôi nhà.
Nhà thờ Tộc Trần
Được xây dựng năm 1802 bởi một vị quan họ Trần thuộc một gia tộc lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700. Nhà thờ được xây dựng theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Đây cũng là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hội An với màu sắc cổ kính và kiến trúc đặc trưng rất riêng của nhà thờ.
Chùa Cầu
Được ví như viên ngọc sáng giữa lòng Hội An. Cầu chùa Hội An được xây dựng vào cuối thế kỷ 16. Tọa lạc ngay trung tâm phố cổ Hội An và bắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, Chùa Cầu xứng danh là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hội An. Điểm nhấn của chùa là mái che độc đáo được làm bằng gỗ được trang trí họa tiết có nguồn gốc từ “xứ sở hoa anh đào” nên còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Với những nét đẹp đặc sắc này, Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng du lịch không thể thiếu mỗi khi nhắc đến Hội An.
Bảo tàng Văn hóa - Lịch sử
Được thành lập vào năm 1989, hiện tại bảo tàng đang trưng bày hơn 434 hiện vật có giá trị và được bố trí theo từng chủ đề khác nhau, phản ánh rõ rệt các thời kỳ phát triển của đô thị – thương cảng Hội An qua từng năm tháng.
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Nơi đây quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng lâu đời của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, làm gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng thủ công mỹ nghệ, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh hoài cổ thanh bình, êm đềm của một làng quê Việt Nam xưa. Tham gia lớp học làm đèn lồng Hội An cùng Klook để trải nghiệm cảm giác thú vị khi tự tay bạn có thể làm nên một chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Không những được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng thủ công điêu luyện của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Ngoài ra, bạn còn được tham gia một vài khâu trong quá trình tạo ra sản phẩm thủ công và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm và quà tặng.
9. Vào Phố Cổ Hội An Có Phải Mua Vé Không?
Nếu bạn chỉ đi dạo phố, chụp ảnh và ngắm cảnh đẹp tại phố cổ thì hoàn toàn miễn phí không cần mua vé. Tuy nhiên, nếu muốn tham quan và tìm hiểu các địa điểm di sản khác trong phố cổ, bạn phải mua vé để được vào cổng. Hội An quy định bán giá vé dành cho khách du lịch Việt Nam và khách quốc tế khác nhau cụ thể là:
- Giá vé dành cho khách Việt Nam: 80.000đ/vé
- Giá vé dành cho khách Quốc Tế: 120.000đ/vé
Sau đây Klook sẽ điểm qua những địa điểm phải mua vé tại khu du lịch phố cổ Hội An:
- Các công trình văn hóa: Miếu Quan Công, Tụy Tiên Đường Minh Hương, Đình Cẩm Phô, Chùa Cầu.
- Nhà Cổ: Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Đức An, Nhà cổ Phùng Hưng.
- Bảo Tàng: Bảo tàng Hội An, bảo tàng Sa Huỳnh, bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch, bảo tàng Văn Hóa Dân Gian.
- Hội Quán: Hội Quán Hải Nam, hội quán Quảng Triều, hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu.
- Lăng Mộ của các thương nhân người Nhật: Banjiro, Tani Yajirobei, Gu Sokukun,...
- Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền vào khung giờ 10h15 và 15h15 hằng ngày và Xứ Đàng Trong.
- Ngoài ra khi tham gia các hoạt động, trò chơi dân gian, biểu diễn đường phố từ 19h - 20h30. Số tiền thu được từ giá vé tham quan sẽ đóng góp vào quỹ tu bổ và bảo tồn phố cổ cho thế hệ sau này.
Với mỗi vé, bạn có thể tham quan cảnh quan chung khu phố cổ và tùy chọn 3 trong số 21 điểm tham quan đã nêu ở trên.
10. Hội Hoa Đăng Hội An Diễn Ra Vào Ngày Nào?
Lễ hội hoa đăng Hội An thường diễn ra vào ngày 14 và 15 của mỗi tháng âm lịch, còn được gọi là ngày Rằm. Khi bước vào những ngày này, phố cổ Hội An trở nên thật thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Mọi con phố, từng góc nhỏ, đều được chiếu sáng bởi hàng ngàn ánh sáng lung linh từ những chiếc đèn lồng phát sáng.
11. Phố Cổ Hội An Mấy Giờ Đóng Cửa?
- Thời gian bắt đầu tham quan du lịch ở phố cổ Hội An bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng đến 9 giờ tối hằng ngày. Thời gian hoạt động của các dịch vụ khác như sau:
- Khoảng thời gian từ 9h00 đến 11h00 và từ 15h00 đến 22h00 cổ trấn Hội An cấm các loại xe đi vào khu phố cổ. Cho nên bạn có thể gửi xe và thoải mái đi bộ tham quan phố cổ trong khoảng thời gian này.
- Vào 17h30 đến 21h00 mỗi ngày sẽ có buổi trình diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền Hội An tại số 66 Bạch Đằng hoặc 39 Nguyễn Thái Học.
- Từ 19h00 đến 21h00 sẽ có chương trình biểu diễn dân ca tại số 78 Lê Lợi và biểu diễn Piano tại số 106 Bạch Đằng.
- Thời gian từ 9h00 đến 11h00 và từ 15h00 đến 21h00 biểu diễn chương trình " cắt rớ trên sông" tại sông Hoài trước Chùa Cầu.
- Khu chợ đêm Hội An được mở từ 17h00 và kết thúc vào 23h00 hằng ngày trên phố Hoàng Nguyễn. Tại đây bạn có thể mua những món đồ thủ công mỹ nghệ về làm quà hay làm kỷ niệm khi đi thăm phố cổ.
12. Hình Ảnh Phố Cổ Hội An Xưa Và Nay
Phố cổ Hội An ngày xưa vào những năm đầu thế kỷ XX vốn dĩ yên bình và cổ kính, từng con đường, góc phố, mái nhà rêu phong và cả những con người trầm mặc, hiền hòa. Cùng Klook Vietnam xem những hình ảnh phố cổ Hội An xưa và nay sẽ cho bạn thấy được ký ức phố cổ xưa, nỗi niềm mang tên Faifo thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào nhé!
Chợ Hội An Xưa
Đầu thế kỷ XX, Phố cổ Hội An được biết đến như là một thương cảng mậu dịch lớn của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Hội An những năm đầu thế kỷ XX vẫn yên bình, lặng lẽ như chính con người phố Hội.
Chùa Cầu Hội An Xưa
Chùa Cầu Hội An đến nay vẫn là một địa điểm tham quan được nhiều du khách yêu thích, biểu tượng của khu Phố cổ.
Thương Cảng Hội An Xưa
Trong quá khứ, Chợ Hội An là một khu chợ lớn, khu chợ mang tầm quốc tế hàng hóa ở đây rất nhiều không thứ gì không có, những thứ mà nơi khác thiếu thì tìm vào Hội An để mua.
Góc Phố Nguyễn Thái Học Hội An Xưa
Nhiều năm qua, người dân phố Hội đã quen sống chung với ngập lụt mỗi khi mùa mưa lũ về. Trong ảnh là một góc phố Nguyễn Thái Học ngày xưa. Lúc bấy giờ, Hội An từng biết đến là một đô thị sầm uất của khu vực Đông Nam Á.
Du Lịch Phố Cổ Hội An Cùng Klook Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn
Nhiều du khách bảo khi đến với phố cổ Hội An họ dường như bị cuốn hút, mê hoặc không muốn rời xa. Cảm giác thanh bình vỗ về hết mọi mệt mỏi, buồn phiền khiến lòng người trở nên thanh tịnh. Sau bao năm tháng, Hội An vẫn đứng đó trầm mặc, lắng đọng trường tồn với thời gian. Nếu bạn có đi du lịch Đà Nẵng hãy nhớ ghé qua thăm phố cổ một lần nhé. Ngồi trong phố cổ đầy hoài niệm, thưởng thức những món ăn đặc sản Hội An thì không gì có thể sánh bằng. Đồ ăn ở đây vừa ngon lại vừa có giá cả hợp lý, mang đậm đà hương vị miền Trung chính gốc phải kể đến như: cơm gà Hội An, hoành thánh, cao lầu, mì quảng, bánh bèo, bánh vạc và chè Hội An....
Hãy một lần khám phá niềm tự hào của dân tộc và đừng quên chia sẻ cảm nhận về chuyến du lịch Hội An đáng nhớ của bạn cùng #teamKlook chung đam mê.
Bạn sẽ đi du hí Phố Cổ Hội An chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: