• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Làng Tranh Đông Hồ: Khám Phá Làng Nghề Truyền Thống Bắc Ninh

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 25/12/2023
    tranh-dong-ho
    Làng tranh Đông Hồ từ lâu đã là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước. Khám phá làng nghề truyền thống, và tự tay làm tranh cùng Klook Vietnam!

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Hà Nội - Các Hoạt Động Đừng Bỏ Lỡ! 

    Bạn sắp đi du lịch Hà Nội tự túc? Để Klook mách bạn các gợi ý du lịch Hà Nội bán chạy nhé.

    Tour Ngày Bán Chạy Nhất Trên Klook 

    Tiện Ích Du Lịch Không Thể Thiếu   

    Trải Nghiệm Làm Nên “Linh Hồn” Hà Nội 

    Gần Hà Nội Có Gì Chơi?  

    Nhớ nhập mã ưu đãi độc quyền Klook Blog để vi vu Hà Nội giá ưu đãi nhé!
    Làng tranh Đông Hồ là một ngôi làng nghề truyền thống có lịch sử hơn 400 năm, nằm cách Hà Nội không xa. Đây là nơi bạn có cơ hội khám phá tinh hoa văn hóa Việt qua tranh Đông Hồ, dòng tranh cổ của đất nước.
    Khi đến làng Đông Hồ, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp mà còn có cơ hội tìm hiểu về quá trình sản xuất tranh truyền thống và trò chuyện với các nghệ nhân tài năng. Đây là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ và giúp du khách khám phá sâu hơn về di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam. #teamKlook hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về ngôi làng này nhé!

    Tranh Đông Hồ Là Gì?

    Tranh Đông Hồ, hoặc tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một hình thức nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam. Xuất phát từ làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, dòng tranh này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và trở thành một phần quan trọng của di sản văn hóa của quốc gia. 
    Những bức tranh Đông Hồ thường được tạo ra thủ công, với màu sắc tươi sáng và chất liệu tự nhiên. Khác với các dòng tranh khác, tranh Đông Hồ được tạo ra bằng cách in khuôn hình lên mặt giấy chứ không phải vẽ. Đề tài của dòng tranh này thường tập trung vào các cảnh làng quê, truyền thống và con người với ý nghĩa nhân văn và giáo dục.

    Tranh Đông Hồ Được Vẽ Trên Chất Liệu Gì?

    tranh-dong-ho
    Tranh Đông Hồ độc đáo không chỉ bởi những đường nét cách điệu tinh tế mà còn là vì chất liệu làm ra tranh. Tranh Đông Hồ thường được in trên giấy điệp, một loại giấy đặc biệt được làm thủ công theo phương pháp truyền thống.
    Giấy điệp là giấy làm từ vỏ cây dó được quét thêm một lớp điệp. Lớp điệp được tạo ra từ vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng thường được tìm thấy ở biển. Người làm tranh Đông Hồ nghiền nát vỏ điệp, sau đó trộn với hồ - được nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn - rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy. Nghệ nhân dùng chổi lá thông để tạo ra những ganh chạy theo đường quét và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của vỏ điệp. Chất lượng giấy điệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật các màu sắc và đặc trưng của tranh Đông Hồ.
    Tranh Đông Hồ được “vẽ” lên giấy từ những bản in gỗ. Các loại gỗ được những nghệ nhân làm tranh chọn sử dụng thường là gỗ thị, gỗ dổi và gỗ vàng. Những loại gỗ này có thịt nhiều, thớ gỗ mịn giúp tranh được in đều màu và sắc nét. Mỗi bức tranh được tạo ra bằng cách in từ nhiều ván gỗ khác nhau, mỗi ván ứng với một màu sắc riêng biệt. Sắc màu trong tranh là hoàn toàn tự nhiên và được chiết xuất từ các nguyên liệu như vỏ điệp, than lá tre, lá tràm, hoa hòe, sỏi son, và gỗ vang. Mỗi bức tranh thường được vẽ bổi tối đa 4 màu sắc cơ bản, không pha trộn để ứng với số bản gỗ và đảm bảo màu sắc tươi mới.

    Lịch Sử Tranh Đồng Hồ

    Tranh Đông Hồ, một di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam, đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt 400 năm. Dòng tranh Đông Hồ bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 16, và đã phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau.
    Thế kỷ 19 đến những năm 40 của thế kỷ 20 được coi là thời kỳ cực thịnh của làng tranh Đông Hồ. Trước năm 1945, có tới 17 dòng họ ở làng tranh Đông Hồ hoạt động trong nghề làm tranh. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng tám, nghề làm tranh gần như biến mất. Mãi đến năm 1992 mới có người bắt đầu phục hồi nghề truyền thống này. Hiện tại, chỉ còn hai dòng họ đang duy trì nghề làm tranh: dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam.
    Giá trị của tranh Đông Hồ đang được thúc đẩy trở lại khi dòng tranh này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Tranh làng Hồ không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Hiện nay, tranh Đông Hồ có mặt tại nhiều bảo tàng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghệ thuật và nhà nghiên cứu.

    Ý Nghĩa Tranh Đông Hồ

    Tranh Đông Hồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, mà còn được coi là biểu tượng của tinh thần và văn hóa dân tộc Việt Nam. 
    Nét đặc biệt của tranh Đông Hồ là sự tiết giản trong đường nét và màu sắc tự nhiên. Chúng phản ánh đời sống tinh thần và vật chất của con người, xã hội, khắc họa những ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc, một xã hội công bằng, và tạo ra một không gian nghệ thuật ấm áp và tươi sáng.
    Tranh Đông Hồ không chỉ là một dạng nghệ thuật mà còn là cầu nối vững chắc giữa quá khứ và hiện tại, giúp bảo tồn và truyền nối vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Chúng là biểu tượng của tình yêu và lòng tự hào về di sản văn hóa Việt, làm cho cuộc sống tinh thần của người Việt ngày càng phong phú và đáng trân trọng hơn.

    Tìm Hiểu Về Làng Tranh Đông Hồ Truyền Thống Cùng Klook Vietnam

    Làng Tranh Đông Hồ Ở Đâu? 

    Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ sông Đuống tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 16km và cách Hà Nội khoảng hơn 35km. Trước đây, làng có tên là làng Mái, ở sát bờ sông Đuống nên còn có bài ca dao: 
    “Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có sông tắm mát có nghề làm tranh.”

    Các Tác Phẩm Tranh Đông Hồ Nổi Tiếng

    tranh-dong-ho
    Nguồn ảnh: Báo tin tức
    tranh-dong-ho
    Nguồn ảnh: Báo Điện tử dân sinh
    tranh-dong-ho
    Nguồn ảnh: Kênh 14

    Kinh Nghiệm Du Lịch Tham Quan Làng Tranh Đông Hồ

    Hướng Dẫn Đi Làng Tranh Đông Hồ Tự Túc

    Làng Đông Hồ chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km, #teamKlook có thể thoải mái vi vu đến đây vào cuối tuần hoặc những kỳ nghỉ:
    • Xe bus: Để tiết kiệm, bạn có thể đi xe bus tuyến 204 đến thị trấn Hồ. Tại thị trấn, bạn tiếp tục bắt xe ôm di chuyển khoảng vài ki-lo-met nữa đến làng tranh Đông Hồ.
    • Phương tiện cá nhân: Nếu thích sự thoải mái và linh hoạt, bạn có thể tự lái xe đến làng Hồ. Từ Hà Nội, bạn đi theo quốc lộ 5, đến ngã tư Phú Thị, tiếp tục đi trên quốc lộ 18B, rẽ vào phố Sủi và chợ Keo, sau đó đi đến chợ Dâu, rẽ phải 3km nữa, bạn sẽ đến làng tranh Đông Hồ.
    Tham khảo các dịch vụ di chuyển thuận tiện trên Klook Vietnam:

    Nên Đi Du Lịch Làng Tranh Đông Hồ Mùa Nào?

    Nếu #teamKlook đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đến làng tranh Đông Hồ ấn tượng, hãy xem xét các khoảng thời gian lý tưởng dưới đây:
    • Tháng 1 đến tháng 3: Vùng Bắc Ninh bước vào mùa lễ hội sôi động đầu năm, là cơ hội để bạn trải nghiệm văn hóa đặc sắc ở làng tranh và cả vùng quan họ. 
    • Tháng 4 đến tháng 5: Thời gian này, Bắc Ninh bước vào mùa khô thích hợp cho bạn dạo thăm làng Hồ.
    • Tháng 12: Đây là tháng hoa cải nở rộ, tô điểm sức sống và tăng thêm vẻ thơ mộng cho bạn một chuyến du lịch làng Hồ đáng nhớ.

    Các Hoạt Động Du Lịch Ở Làng Tranh Đông Hồ

    1. Chụp Ảnh Cùng Những Bức Tranh Đông Hồ Truyền Thống

    Nếu là một người đam mê chụp ảnh, hay “sống ảo”, thì làng tranh Đông Hồ chính là tọa độ lý tưởng mà #teamKlook không nên bỏ qua. 
    Khi đến đây, bạn có thể thỏa sức chụp lại những bức tranh Hồ ấn tượng với nét vẽ mộc mạc, nhưng sinh động và ý nghĩa. Ngoài chụp tranh, bạn còn có thể biến những bức tranh thành phông nền xịn để tạo nên những bức ảnh đậm chất “retro” cho chính mình. Thử ghé qua làng Hồ và sắm ngay cho mình một bộ ảnh thật chất nhé!

    2. Chiêm Ngưỡng Những Bức Tranh Đông Hồ Cổ

    Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hơn 100 hiện vật và bức tranh Đông Hồ cổ, mỗi bức tranh mang theo dấu ấn của thời gian và làng nghề này. 
    Thưởng thức những tác phẩm nổi tiếng như "Đám cưới chuột," "Vinh quy bái tổ," "Gà trống hoa hồng," "Vinh hoa phú quý," hay "Chăn trâu thổi sáo" sẽ đưa #teamKlook vào thế giới độc đáo của tranh Đông Hồ. Những hình ảnh tươi sáng và bản sắc dân tộc thể hiện trong từng nét vẽ sẽ làm cho hành trình du lịch của bạn tại làng tranh Đông Hồ trở nên đáng nhớ và thú vị hơn.

    3. Tham Gia Lễ Hội Tranh Đông Hồ Bắc Ninh

    Nếu #teamKlook có cơ hội đến làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh vào 14/3 - 16/3 âm lịch, thì đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội tranh độc đáo. Lễ hội tranh tại Thuận Thành, Bắc Ninh là một sự kiện nổi bật trong năm và thích hợp cho việc du xuân. 
    Hàng năm, lễ hội này thu hút đám đông du khách đến để tận hưởng không khí lễ hội đầy màu sắc và thú vị tại làng tranh Đông Hồ. Bạn sẽ được ngắm những bức tranh độc đáo và có cơ hội gặp gỡ các nghệ nhân tài năng. Đây là trải nghiệm vô cùng đặc biệt, giúp bạn hiểu sâu hơn về nghệ thuật và văn hóa tại vùng quan họ Bắc Ninh.

    4. Gặp Và Trò Chuyện Với Những Nghệ Nhân Ở Làng Tranh Đông Hồ

    Khi ghé thăm làng tranh Đông Hồ, #teamKlook sẽ có cơ hội đặc biệt để gặp gỡ và trò chuyện với các nghệ nhân tài năng như Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Đây là những người nắm giữ bí quyết và lịch sử của nghề truyền thống này. 
    Trò chuyện với họ, bạn sẽ được khám phá sâu hơn về nguồn cảm hứng và kỹ thuật sáng tạo trong việc tạo ra các tác phẩm tranh Đông Hồ độc đáo. Họ có thể chia sẻ về quá trình sản xuất tranh, ý nghĩa của từng chi tiết và biểu tượng trong tranh. Đây là cơ hội đáng quý để hiểu hơn về nét văn hóa và nghệ thuật đặc biệt của làng tranh Đông Hồ và tạo thêm sự kết nối với di sản truyền thống của Việt Nam.

    5. Học Làm Tranh Đông Hồ Với Sự Hướng Dẫn Của Các Nghệ Nhân

    tranh-dong-ho
    Nguồnn ảnh: Baotintuc.vn
    Một trong những trải nghiệm độc đáo tại làng tranh Đông Hồ là học làm tranh với sự hướng dẫn từ các nghệ nhân tài ba. #teamKlook sẽ có cơ hội tự tay sáng tạo từ những bước đầu tiên cho đến khi hoàn thiện một tác phẩm tranh. 
    Dưới sự hướng dẫn tận tâm của các nghệ nhân lành nghề, bạn có thể thể hiện trí tưởng tượng của mình trên bức tranh và tạo ra một tác phẩm nghệ thuật riêng, phản ánh phần nào vẻ đẹp và tinh hoa văn hóa của Việt Nam. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được một bức tranh độc đáo, là thành quả của tâm huyết và sự sáng tạo của riêng mình, một kỷ niệm khó quên trong chuyến du lịch đến làng tranh Đông Hồ.

    Các Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Gần Làng Tranh Đông Hồ

    1. Làng Gốm Phù Lãng

    tranh-dong-ho
    Nguồn ảnh: toquoc.vn
    Làng gốm Phù Lãng, tọa lạc tại xã Phù Lãng, là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Làng gốm này đã tồn tại hơn 700 năm và nổi tiếng với các sản phẩm gốm độc đáo, từ đồ gia dụng đến đồ mỹ nghệ tinh xảo. 
    Sản phẩm gốm Phù Lãng được biết đến với lớp men màu da lươn, hoa văn tinh tế, và sự kết hợp độc đáo giữa gốm và gỗ. Đến làng gốm Phù Lãng, #teamKlook sẽ có cơ hội khám phá quy trình làm gốm truyền thống, từ tạo hình đến nung lò. Đặc biệt, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội sáng tạo bức tranh gốm thủ công, một kỷ niệm độc đáo trong chuyến du lịch đến làng gốm này. 

    2. Chùa Dâu

    Chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng gần làng tranh Đông Hồ. Chùa Dâu có giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc, được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. 
    Với kiến trúc độc đáo và sự kết hợp đa dạng tín ngưỡng, chùa Dâu là một trung tâm Phật giáo quan trọng, thu hút cả du khách là người theo đạo và cả người yêu văn hóa. Tại đây, #teamKlook có cơ hội chiêm ngưỡng các tượng Phật và tượng các vị thần, tham quan tháp Hòa Phong cổ kính và hòa mình vào không gian thanh bình. 

    3. Chùa Bút Tháp

    tranh-dong-ho
    Nguồn ảnh: díanvanhoathuanthanh
    Chùa Bút Tháp, một ngôi chùa lâu đời tại Bắc Ninh, là một điểm đến tâm linh và văn hóa thú vị gần làng tranh Đông Hồ. Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 và vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của mình.
    Trong chùa, #teamKlook có thể tham quan tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt và nhiều tượng phật quý khác. Bên cạnh đó, tháp Báo Nghiêm cũng là một địa điểm quan trọng trong chùa, nơi thờ tự hòa thượng Chuyết Chuyết. Khám phá chùa Bút Tháp sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tâm linh và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa độc đáo của Bắc Ninh.

    4. Chùa Phật Tích

    Chùa Phật Tích, nằm tại xã Phật Tích, Bắc Ninh, là một ngôi chùa linh thiêng giao thoa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông vào năm 1057, chùa là di tích lịch sử - văn hóa quý báu. 
    Nơi đây có tượng Phật A Di Đà từ đá xanh nguyên khối dát vàng và tượng linh thú được điêu khắc tinh xảo. Chùa Phật Tích còn gắn với nhiều sự tích và lịch sử lâu đời. Lễ hội chùa Phật Tích vào ngày mùng 4 Tết âm lịch là dịp tưởng nhớ vua Lý Thánh Tông và thu hút đông đảo du khách tới tham quan, tôn vinh văn hóa và tâm linh. Mùa xuân, hoa mẫu đơn nở rộ làm cho lễ hội thêm phần thú vị.

    5. Đình Làng Đình Bảng

    Nằm tại làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Đình Bảng là một trong những công trình cổ xưa đẹp nhất Việt Nam. Đình này thờ 3 vị thần thiên nhiên và 6 vị có công lập lại làng. Từ năm 1948, người dân đã đón thêm bài vị của 8 vị vua triều Lý để thờ tại đây.
    Kiến trúc của Đình Bảng đẹp và lộng lẫy, với nơi thờ có 6 hàng chân cột làm từ gỗ lim quý giá và phần mái cong cao vút. Trang trí bên trong đình đa dạng và tinh xảo với hình tượng rồng, phượng, tùng, mai, trúc, và nhiều hình ảnh văn hóa khác. Đình còn lưu giữ nhiều bức hoành phi và câu đối sơn thếp vàng quý giá. 
    Tranh Đông Hồ, dòng tranh cổ đã tồn tại hơn 400 năm, là một di sản văn hóa đặc biệt cần được giữ gìn và phát triển. Du lịch đến làng tranh Đông Hồ là cơ hội để #teamKlook tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa vùng Bắc Bộ xưa. Tham khảo thêm 23 khách sạn ở Bắc Ninh, và 28 Địa Điểm Du Lịch Gần Hà Nội Cho Cuối Tuần Hào Hứng để lên lịch trình khám phá thuận tiện nhé!
    Cùng Klook tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc cùng tranh Đông Hồ bạn nhé!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: