• Mở ứng dụng
  • Chọn điểm đến
  • Review Viên Minh Viên: Cung Điện Bị Lãng Quên Ở Bắc Kinh

    Klook Vietnam
    Klook Vietnam
    Last updated 31/3/2025
    vien-minh-vien
    Cung điện Viên Minh Viên Bắc Kinh có gì để tham quan? Cách di chuyển, giá vé và lưu ý khi du lịch Viên Minh Viên là gì? Theo dõi bài viết để biết chi tiết nha!
    Nhắc đến lịch sử Trung Quốc, hẳn bạn đã từng nghe về các triều đại huy hoàng như Minh, Thanh với những cung điện lộng lẫy và khu vườn tuyệt mỹ. Trong số đó, Viên Minh Viên từng được xem là kho báu của nghệ thuật kiến trúc và cảnh quan, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa phương Đông. Không chỉ là khu vườn hoàng gia tráng lệ, nơi đây còn lưu giữ dấu ấn của một thời kỳ hưng thịnh, nhưng cũng chất chứa nhiều câu chuyện đầy tiếc nuối.
    Làm sao để tham quan trọn vẹn nơi này? Cùng Klook Vietnam khám phá kinh nghiệm du lịch Viên Minh Viên Bắc Kinh để có hành trình đáng nhớ nhé!

    Kim Chỉ Nam Du Lịch Bắc Kinh Trung Quốc Trọn Bộ

    Du lịch tự túc, có Klook đừng lo! Dưới đây là tất tần tật các tiện ích du lịch và trải nghiệm vi vu bán chạy nhất. Đừng bỏ lỡ nhé! 

    Tiện ích cần thiết - Du lịch là không lo âu!

    Địa điểm tham quan nổi tiếng: 

    Tour ngày mới mẻ - Lịch trình sáng tạo: 

    Đừng quên sử dụng mã giảm giả Klook dành cho độc giả Blog Du Lịch của Klook Vietnam nhé.

    Viên Minh Viên – Cung Điện Huy Hoàng Của Bắc Kinh

    Viên Minh Viên – Cung Điện Huy Hoàng Của Bắc Kinh
    Viên Minh Viên, hay còn gọi là Cung điện Mùa Hè Cũ, từng là khu vườn hoàng gia lộng lẫy bậc nhất Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh. Được xây dựng từ năm 1707 và hoàn thiện qua hơn 150 năm, nơi đây từng là trung tâm của nghệ thuật vườn cảnh, kết hợp tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Các vị hoàng đế từng dùng nơi này để nghỉ ngơi, và xử lý triều chính, biến Viên Minh Viên thành một biểu tượng quyền lực và văn hóa.
    Viên Minh Viên – Cung Điện Huy Hoàng Của Bắc Kinh
    Với sự hòa quyện của cung điện nguy nga, vườn cảnh tinh tế và lối thiết kế độc đáo, Viên Minh Viên được ca ngợi là “Vườn của các khu vườn” hay “Versailles phương Đông”. Dù hiện tại chỉ còn tàn tích, vẻ đẹp và câu chuyện lịch sử nơi đây vẫn thu hút du khách. Dạo bước giữa các dấu vết còn lại, bạn sẽ cảm nhận được khí thế một thời và sự tinh xảo trong từng chi tiết kiến trúc. 

    Giá Vé Tham Quan Viên Minh Viên Bao Nhiêu?

    Giá Vé Tham Quan Viên Minh Viên Bao Nhiêu?
    Giá vé Viên Minh Viên cho mỗi khung giờ là 39 tệ/người lớn (~137.920 VNĐ). Cố cung này đón khách từ 7:00 đến 17:00 tất cả các ngày trong tuần. Bạn có thể lựa chọn tham quan vào buổi sáng từ 8:00 đến 12:00 hoặc buổi chiều từ 12:00 đến 16:30. Hãy sắp xếp lịch trình phù hợp để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây.

    Hướng Dẫn Tham Quan Viên Minh Viên

    Giá Vé Tham Quan Viên Minh Viên Bao Nhiêu?
    Nguồn ảnh: South China Morning Post
    Viên Minh Viên là công viên lịch sử ấn tượng của Bắc Kinh, mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ cùng cảnh quan thơ mộng. Để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi, bạn có thể lựa chọn các tuyến tham quan phù hợp với sở thích và thời gian của mình. Dưới đây là các gợi ý giúp hành trình trở nên thú vị hơn.
    Các tuyến đi bộ tham quan Viên Minh Viên:
    • Tuyến 1: Xuất phát từ chùa Zhengjue, đi qua Chunze Lodge, ngã ba ba khu vườn, đại lộ Ngân Hạnh, khu di tích Xiyanglou, mô hình Viên Minh Viên và vườn Lion Grove trước khi kết thúc tại cổng Đông.
    • Tuyến 2: Bắt đầu từ cổng Đông, tham quan khu Xiyanglou, chùa Fahui, Zelan Hall, mô hình công viên, Hanjingtang và kết thúc tại cổng Changchun Garden.
    • Tuyến 3: Khám phá từ cổng Changchun, đi qua Danhuai Hall, Hanjingtang, đại lộ Ngân Hạnh, Xianren Chenglu, Hanqiu Hall, Jianbi Pavilion và kết thúc tại cổng Qichun Garden.
    Tuyến thuyền và xe điện tham quan Viên Minh Viên:
    • Thuyền: Lộ trình kéo dài khoảng 2 giờ, giá vé 35 tệ (~123,382 VNĐ).
    • Xe điện: Hành trình khoảng 2,5 giờ, giá vé 20 tệ (~70,504 VNĐ).

    Lịch Sử Hình Thành Viên Minh Viên Và Quá Trình Bị Phá Hủy

    1. Lịch Sử Hình Thành Viên Minh Viên

    Lịch Sử Hình Thành Viên Minh Viên
    Viên Minh Viên từng là viên ngọc quý của hoàng gia Trung Hoa, nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật phương Đông. Được xây dựng từ năm 1709 dưới thời Khang Hi, cung điện này ban đầu là món quà dành cho hoàng tử thứ tư, người sau này trở thành Hoàng đế Ung Chính. Trải qua 150 năm mở rộng, Viên Minh Viên đạt đến đỉnh cao với hơn 1.000 cung điện, tháp, đài và vô số lầu các. 
    Không gian rộng 350 hecta tràn ngập vẻ đẹp của vườn cảnh, hồ nước cùng nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo, khiến nơi đây được ví như “Versailles phương Đông”.Với lối thiết kế kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc, từng công trình trong khuôn viên đều được chạm khắc tỉ mỉ, sử dụng đá cẩm thạch, ngọc quý, men màu và đồng điêu khắc. 
    Bên trong là bộ sưu tập đồ sộ từ tranh vẽ, thư pháp đến tượng đồng, đồ gốm và trang sức quý giá. Bên cạnh là nơi nghỉ ngơi, Viên Minh Viên còn được xem như trung tâm văn hóa, nghệ thuật đỉnh cao của triều Thanh.

    2. Bi Kịch Lịch Sử – Sự Tàn Phá Viên Minh Viên

    Bi Kịch Lịch Sử – Sự Tàn Phá Viên Minh Viên
    Năm 1860, trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, quân đội Anh – Pháp tiến vào Bắc Kinh. Sau khi bị tước đoạt nhiều báu vật, cung điện chìm trong biển lửa suốt ba ngày đêm theo lệnh của James Bruce, Cao ủy Anh tại Trung Quốc. Lý do bắt nguồn từ việc hai đặc phái viên Anh cùng một nhóm hộ tống bị bắt giam và tra tấn đến chết. 
    Để trả đũa, quân đội Anh – Pháp đã ra tay hủy diệt Viên Minh Viên. Sau vụ cháy, cung ddienej chỉ còn lại tàn tích hoang tàn bằng đá, trong khi vô số cổ vật bị phân tán khắp thế giới. Năm 1900, Viên Minh Viên lại gánh chịu thêm một đợt phá hủy khi Liên quân tám nước xâm chiếm Bắc Kinh. Những gì còn sót lại tiếp tục bị đập bỏ, cột đá bị cưa đứt, cầu gỗ bị đốt cháy, cây cối bị kéo đổ. Khi quân đội rời đi, toàn bộ cung điện chỉ còn là một bãi đổ nát.

    3. Viên Minh Viên Ngày Nay

    Viên Minh Viên Ngày Nay
    Sau năm 1949, chính phủ Trung Quốc bắt đầu bảo tồn tàn tích của Viên Minh Viên và biến nơi này thành công viên lịch sử. Dù không thể tái tạo lại vẻ huy hoàng xưa, các tảng đá, nền móng còn lại vẫn giúp du khách hình dung về một thời kỳ hoàng kim. Một số khu vực đã được khôi phục, trở thành không gian thư giãn và tham quan. Đặc biệt, phòng trưng bày tái hiện hình ảnh Viên Minh Viên thời cực thịnh, giúp du khách hiểu thêm về giá trị lịch sử của công trình này.

    Kiến Trúc Và Những Điểm Nổi Bật Tại Viên Minh Viên

    Viên Minh Viên là một quần thể vườn hoàng gia rộng lớn, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cung điện và cảnh quan thiên nhiên. Ba khu vườn Viên Minh Viên, Trường Xuân Viên và Kỳ Xuân Viên liên kết với nhau, tạo nên không gian đa tầng với lầu các, đình viện ẩn mình giữa núi non, hồ nước, mang vẻ đẹp trầm lắng và thanh nhã.

    1. Vườn Viên Minh Viên

    Vườn Viên Minh Viên
    Nguồn ảnh: #teamKlook review
    Viên Minh Viên – khu vườn rộng lớn và lộng lẫy bậc nhất của quần thể Viên Minh Tam Viên, mang vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật cảnh quan Trung Hoa. Với diện tích 200 hecta, nơi đây từng là chốn nghỉ ngơi của các hoàng đế nhà Thanh, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.
    Bước qua cổng chính, du khách sẽ gặp một hồ nước nhân tạo rộng lớn, phản chiếu hình ảnh của bức tường bình phong dài 45 mét phía trước. Bên cạnh quảng trường, nhiều công trình hành chính được bố trí đối xứng, tạo ra sự hài hòa trong tổng thể kiến trúc. Đi sâu vào bên trong là khu cung điện với nhiều đại điện nguy nga như Chính Đại Quang Minh, Bảo Hòa Thái Hòa, Trường Xuân Tiên Quán – nơi từng diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình.
    Vườn Viên Minh Viên
    Nguồn ảnh: #teamKlook review
    Trung tâm khu vườn là cảnh quan Cửu Châu Thanh Yến, nơi chín hòn đảo bao quanh hậu hồ, tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Mỗi hòn đảo mang phong cách khác nhau, được trang trí bằng đình, lầu, thư viện và các khu vườn tao nhã. Đây là nơi diễn ra yến tiệc và hoạt động giải trí của hoàng gia.
    Ở phía tây bắc, hàng loạt khu vườn nhỏ mang phong cách đa dạng hiện lên, từ tháp Pháp Viện, lầu Huệ Phương đến viện Văn Uyển. Xa hơn về phía đông bắc là khu vực Phú Hải, hồ nước rộng hơn 600 mét, gợi nhớ vẻ đẹp của Tây Hồ Hàng Châu. Dọc bờ hồ, nhiều cảnh sắc nổi bật như Su Đê Xuân Hiểu, Khúc Viên Phong Hạc và Tam Đàm Ấn Nguyệt khiến du khách như lạc vào bức tranh thủy mặc sống động. 

    2. Vườn Trường Xuân Viên

    Vườn Trường Xuân Viên
    Nguồn ảnh: Vietnamnet
    Tọa lạc ở phía đông Viên Minh Viên, Trường Xuân Viên mang vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc, là nơi Hoàng đế Càn Long xây dựng để tận hưởng tuổi già. Khu vườn rộng 70 ha này được thiết kế mở, sáng sủa, nổi bật với các hồ nước rộng lớn, cầu đá duyên dáng và công trình cổ kính mang phong cách cung đình.
    Cổng chính Trường Xuân Viên được trang trí với năm trụ lớn, bên cạnh là kỳ lân đồng từng canh giữ lối vào. Bước qua cổng, Dan Hoài Điện hiện ra với mái cong thanh thoát, bậc thềm đỏ dẫn đến một khoảng sân thoáng đãng. Đi xa hơn về phía bắc là cầu Trường Xuân, công trình mười nhịp vắt ngang dòng nước, dẫn lối đến cụm kiến trúc Hàn Kính Điện – nơi Càn Long từng đọc kinh thư và chiêm nghiệm cuộc đời.
    Vườn Trường Xuân Viên
    Điểm nhấn phía bắc khu vườn là Tây Dương Lầu, quần thể cung điện mang phong cách châu Âu đầu tiên trong các khuôn viên hoàng gia Trung Hoa. Công trình này do các nhà truyền giáo phương Tây thiết kế, bao gồm các tòa lâu đài trang nhã, đài phun nước cầu kỳ và các bức phù điêu tinh xảo. Dù đã trải qua biến cố, dấu tích còn lại vẫn gợi lên hình ảnh một giai đoạn giao thoa văn hóa đầy ấn tượng.

    3. Khu Tây Dương Lầu

    Khu Tây Dương Lầu
    Khu Tây Dương Lầu của Viên Minh Viên mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây kết hợp hài hòa với cảnh quan phương Đông. Khu vực này từng là nơi vui chơi, nghỉ ngơi của hoàng gia triều Thanh, nổi bật với các công trình lộng lẫy như tháp nước, mê cung hoa và hệ thống đài phun nước tinh xảo.
    Tâm điểm của khu vực này là tòa nhà chứa nước, một công trình hai tầng với hệ thống bể nước phục vụ các đài phun trong Xieqiqu, Hoàng Hoa Trận và Thủy Phát Đài. Gần đó, cầu Hiển Pháp bắc qua mặt nước, nổi bật với năm vòm khắc đầu thú phun nước, cùng một chiếc đồng hồ khổng lồ kiểu Tây phương đặt giữa cầu.
    Khu Tây Dương Lầu
    Một trong những điểm thu hút nhất là Hoàng Hoa Trận, một mê cung rộng lớn với tường gạch cao 1,2m, trang trí họa tiết phù điêu. Trung tâm mê cung có đình đá phong cách châu Âu, nơi Hoàng đế Càn Long từng thưởng ngoạn cảnh cung nữ cầm đèn sen vàng thi tài. Các bức tường trong mê cung được thiết kế tinh tế với cửa đồng chạm khắc tỉ mỉ, mang đến trải nghiệm huyền bí và thú vị.
    Ngoài ra, Hòa Hợp Hiên là công trình Tây phương đầu tiên tại Trường Xuân Viên, nổi bật với mái ngói tráng men đỏ, nội thất sang trọng, cùng hệ thống đài phun nước kỳ công. Đặc biệt, đài phun hình hải đường với tượng cá phun nước cao hơn 50 mét đã từng là điểm nhấn ấn tượng của khu vực này.

    4. Vườn Kỳ Xuân Viên

    Vườn Kỳ Xuân Viên
    Nằm ở phía đông nam Viên Minh Viên, Kỳ Xuân Viên từng là một khu vườn riêng, qua nhiều lần mở rộng đã trở thành một không gian rộng lớn, hài hòa giữa kiến trúc cung đình và thiên nhiên. Đây là nơi từng được các Hoàng hậu và Thái phi triều Thanh sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, mang đậm dấu ấn lịch sử và nghệ thuật vườn cổ Trung Hoa.
    Điểm đặc biệt của Kỳ Xuân Viên chính là sự kết hợp tinh tế giữa hồ nước, đồi núi và công trình kiến trúc. Các hồ lớn nằm ở phía đông bắc và tây nam, được điểm xuyết bởi những hòn đảo nhỏ và bờ kè uốn lượn. Hệ thống sông ngòi kết nối khéo léo, mang đến khung cảnh sống động, biến đổi theo từng góc nhìn. 
    Vườn Kỳ Xuân Viên
    Trong vườn, bạn sẽ bắt gặp nhiều công trình ấn tượng như Điện Trung Hòa, Lâu Văn Nguyệt, Lâu Hàn Huy hay Đường Thành Tín. Bên cạnh đó, không gian trong vườn được phân chia thành nhiều tiểu cảnh như Thôn Tây Song, Đình Trúc Lâm, Quán Tĩnh Hồ… Hoàng đế Gia Khánh từng dành nhiều tâm huyết cho nơi này, sáng tác bài thơ “Ba mươi cảnh đẹp Kỳ Xuân Viên” để ca ngợi vẻ đẹp của vườn.

    5. Đền Chính Giác

    Vườn Kỳ Xuân Viên
    Viên Minh Viên không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt mỹ mà còn lưu giữ dấu ấn lịch sử qua những công trình cổ kính. Một trong số đó là đền Chính Giác – ngôi chùa mang đậm phong cách Phật giáo Tây Tạng, từng là trung tâm tu hành quan trọng thời nhà Thanh.
    Được Hoàng đế Càn Long cho xây dựng vào năm 1773, đền Chính Giác đóng vai trò trong việc quảng bá Phật giáo Hoàng giáo, góp phần củng cố sự gắn kết với Mông Cổ. Dưới triều Thanh, nơi đây trở thành một trong chín ngôi chùa Mãn - Tạng tại Bắc Kinh và được quản lý bởi Lý Phiên Viện. Với kiến trúc hài hòa cùng thiên nhiên, đền tọa lạc ở phía tây cổng chính vườn Kỳ Xuân, mang đến không gian thanh tịnh giữa cảnh sắc tráng lệ của Viên Minh Viên.
    Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền Chính Giác là công trình hiếm hoi còn tồn tại gần như nguyên vẹn sau sự tàn phá của liên quân Anh - Pháp năm 1860. Dù từng bị thay đổi công năng và xuống cấp, công trình này đã được phục dựng hoàn chỉnh vào năm 2010, trở thành một phần quan trọng trong công tác bảo tồn Viên Minh Viên.
    Viên Minh Viên là điểm tham quan không thể bỏ qua tại Bắc Kinh để cảm nhận chiều sâu lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Dạo bước giữa các tàn tích và khu vườn xanh mát, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp từng tồn tại và các câu chuyện phía sau. Hành trình khám phá nơi này sẽ thêm trọn vẹn khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lịch trình, vé tham quan và phương tiện di chuyển. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có chuyến đi ý nghĩa.

    Thứ Sáu Có Gì HOT? “Săn” Deal Du Lịch Cùng Klook

    Bạn là tín đồ “xê dịch”? Bạn muốn đặt chân đến các điểm đến mơ ước tại Việt Nam và quốc tế nhưng vẫn còn e ngại chi phí? 
    Đã vậy thì hãy ghé thăm Klook vào các ngày cuối tuần (từ thứ Sáu đến Chủ Nhật) để rinh về những ưu đãi độc quyền hót-hòn-họt. Từ vé tham quan những công viên hàng đầu Việt Nam đến phương tiện di chuyển, đặt phòng khách sạn, SIM 4G/Wifi ở Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều hơn thế nữa. Với Klook, không có kế hoạch du hí nào là “xa tầm với”. Lên đường ngay hôm nay!
    uu-dai-klook

    Câu Hỏi Thường Gặp Về Viên Minh Viên Bắc Kinh

    1. Viên Minh Viên có gì khác so với Di Hòa Viên?
    Viên Minh Viên là cung điện Mùa Hè cũ chỉ còn lại tàn tích và các công trình được phục dựng lại, trong khi đó, Di Hòa Viên là cung điện Mùa Hè mới vẫn được bảo tồn nguyên vẹn với hồ Côn Minh và kiến trúc cung đình đặc sắc.
    2. Có nên tham quan Viên Minh Viên không?
    Viên Minh Viên là điểm tham quan đáng ghé thăm, đặc biệt với những ai yêu thích lịch sử và kiến trúc cổ Trung Hoa.
    3. Có hướng dẫn tham quan Viên Minh Viên không?
    Có, Viên Minh Viên có bản đồ tuyến đường tham quan, bảng chỉ dẫn tại các điểm quan trọng và dịch vụ hướng dẫn viên theo yêu cầu.
    4. Mua vé Viên Minh Viên ở đâu?
    Vé tham quan Viên Minh Viên có thể mua trực tiếp tại cổng hoặc qua các nền tảng trực tuyến như Klook. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, không cần phải xếp hàng chờ đợi thì bạn nên đặt mua vé trước nhé.
    5. Tham quan Viên Minh Viên mất bao lâu? 
    Thời gian tham quan trung bình từ 2 đến 4 giờ, tùy vào tuyến đường di chuyển và hình thức trải nghiệm.
    Du lịch Bắc Kinh tự tin như "dân local" với các "bí kíp" siêu xịn tại Klook Blog: Hướng Dẫn Đi Tàu Cao Tốc Trung Quốc Chi Tiết Cho Người Mới, Du Lịch Bắc Kinh Tự Túc? Bỏ Túi Kinh Nghiệm Mới Nhất!, 10 Ứng Dụng Dịch Tiếng Trung Tốt Nhất Cho Du Khách Việt, Cách Sử Dụng Phương Tiện Công Cộng Ở Trung Quốc Mới Nhất, Hướng Dẫn Thanh Toán Khi Đi Du Lịch Trung Quốc Cập Nhật Mới Nhất,...

    Click Để Tải Ứng Dụng Klook Ngay Hôm Nay!

    Có tận 1001 lý do để bạn tham gia ứng dụng Klook ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.
    Lên lịch trình đến tham quan cung điện Viên Minh Viên Bắc Kinh đậm dấu ấn thời gian nhé!
    CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: